Phát hiện tàn tích nhà thờ từ thế kỷ 5 ở Ai Cập

Các nhà khảo cổ Pháp và Na Uy đã khai quật được nhiều nhà thờ, phòng ở của tu sĩ cùng các dòng kinh thánh được khắc lên tường ở sa mạc phía tây của Ai Cập.

Một nhóm khảo cổ gồm các nhà khoa học Pháp và Na Uy đã phát hiện ra những tàn tích mới của Kitô giáo ở sa mạc phía tây của Ai Cập. Tàn tích này tiết lộ về cuộc sống trong các tu viện tại khu vực vào thế kỷ 5, Bộ Cổ vật Ai Cập cho biết.

“Đoàn khảo cổ Pháp - Na Uy đã phát hiện ra một số tòa nhà làm bằng đá bazan, gạch bùn và kiến trúc được tạc vào đá trong chiến dịch khai quật lần thứ ba tại Tal Ganoub Qasr al-Agouz ở ốc đảo Bahariya”, Bộ Cổ vật Ai Cập tuyên bố ngày 13/3, theo Guardian.

Phát hiện tàn tích nhà thờ từ thế kỷ 5 ở Ai Cập
Những tàn tích của Kitô giáo các nhà khảo cổ vừa khai quật được ở Ai Cập. (Ảnh: AFP).

Tổ hợp vừa được phát hiện bao gồm “6 khu vực chứa tàn tích của 3 nhà thờ và phòng ở của các tu sĩ”, Osama Talaat, người đứng đầu Vụ Cổ vật Hồi giáo, Coptic và Do Thái tại Bộ Cổ vật, cho biết.

Theo tuyên bố, người dẫn đầu đoàn khảo cổ Victor Ghica nói "19 cấu trúc và một nhà thờ được khắc vào nền đá" đã được phát hiện vào năm 2020.

Các bức tường của nhà thờ được trang trí bằng "những dòng chữ tôn giáo" và các đoạn kinh thánh bằng tiếng Hy Lạp, tiết lộ "bản chất của cuộc sống ở tu viện trong khu vực”, ông Ghica cho biết.

Những phát hiện này cho thấy rõ ràng rằng các tu sĩ đã có mặt trong khu vực từ thế kỷ V sau Công nguyên, nhà khảo cổ Na Uy này nói thêm.

Các tu sĩ đã ở sa mạc phía tây nam thủ đô Cairo của Ai Cập từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 8. Theo Viện Khảo cổ học Phương Đông của Pháp, đơn vị phụ trách chuyến khảo cổ, giai đoạn cao điểm của các hoạt động tôn giáo ở khu vực là từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 6.

Những tháng gần đây, Cairo đã công bố một số khám phá khảo cổ học mới với hy vọng thúc đẩy ngành du lịch. Ngành du lịch Ai Cập đã hứng chịu nhiều tác động từ cuộc nổi dậy mùa xuân năm 2011 và gần đây nhất là đại dịch Covid-19.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Campuchia phát hiện xương hóa thạch từ thời đại khủng long

Campuchia phát hiện xương hóa thạch từ thời đại khủng long

Nhóm khảo cổ của bộ Môi trường Campuchia mới phát hiện một xương hóa thạch có tuổi từ 65 triệu-190 triệu năm, có thể là động vật sống trong thời đại khủng long.

Đăng ngày: 15/03/2021
Phát hiện hài cốt nữ hoàng đeo vương miện bạc thời Đồ Đồng

Phát hiện hài cốt nữ hoàng đeo vương miện bạc thời Đồ Đồng

Các nhà khảo cổ học phát hiện một trong những ngôi mộ xa xỉ nhất châu Âu thời Đồ Đồng chứa hài cốt một người phụ nữ thượng lưu đeo vương miệng bạc.

Đăng ngày: 15/03/2021
Phát hiện mỹ phẩm của phụ nữ quyền quý thời Tây Thi

Phát hiện mỹ phẩm của phụ nữ quyền quý thời Tây Thi

Các nhà khảo cổ phát hiện bảy hộp đựng đồ làm đẹp của phụ nữ quyền quý thời Chu.

Đăng ngày: 14/03/2021
Tái hiện

Tái hiện "máy tính đầu tiên" của người Hy Lạp cổ đại

Suốt 120 năm kể từ khi được phát hiện, Antikythera Mechanism, thiết bị cổ xưa của người Hy Lạp dùng để tính toán vị trí các chòm sao và có tuổi đời hơn 2.000 năm đã khiến các nhà nghiên cứu bối rối

Đăng ngày: 14/03/2021
Ngôi mộ 1.600 năm chứa thi thể người phụ nữ chết trẻ cùng kho báu vàng và đá quý

Ngôi mộ 1.600 năm chứa thi thể người phụ nữ chết trẻ cùng kho báu vàng và đá quý

Một người phụ nữ cổ đại ở miền đông Bohemia được chôn cất cùng với kho báu gồm trang sức đội đầu và 4 chiếc khóa bằng bạc nạm vàng, đá quý.

Đăng ngày: 13/03/2021
Phát hiện hóa thạch ruồi

Phát hiện hóa thạch ruồi "chết no" 47 triệu năm tuổi

Phân tích mẫu vật ruồi hóa thạch hiếm ở Đức cho thấy sinh vật tiền sử chết với " cái bụng căng phồng" chứa đầy phấn hoa.

Đăng ngày: 12/03/2021
Phát hiện hài cốt

Phát hiện hài cốt "sói biến hình" 16.000 năm trong hang động ở Đức

8 chiếc răng nanh và xương hàm hóa thạch trong hang động Gnirshöhle thuộc về một sinh vật đang tiến hóa dở dang: sói biến hình thành chó nhà.

Đăng ngày: 12/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News