Phát hiện tê giác Java vẫn đang sinh sản
Những máy quay bí mật đặt tại Công viên quốc gia Ujung Kulon, Indonesia đã ghi lại hình của một số cá thể tê giác Java.
Tê giác Jawa
Quỹ bảo vệ động vật hoang dã thế giới WWF cho biết, 2 con tê giác Java cùng 2 con thú con. Đây là bằng chứng cho thấy loài này vẫn đang sinh sản.
Trong cuộc họp báo tại tỉnh Banten ngày 1/ 3, A-gớt Pri-am-bu-đi (Giám đốc Công viên quốc gia Ujung Kulon) nói: “Chính phủ Indonesia có kế hoạch biến Công viên quốc gia Ujung Kulon thành công viên bảo tồn tê giác Java. 10 năm qua, chúng tôi phát hiện 12 tê giác con qua máy quay, điều đó mang lại cho chúng tôi hy vọng về tuơng lai của loài động vật quý hiếm này”.
Theo WWF, sự xuất hiện của những con tê giác con khoảng 1 đến 2 tuổi mang lại hy vọng cứu loài này khỏi bờ vực tuyệt chủng.
Hiện trên thế giới chỉ còn 40 cá thể tê giác Java và không có con nào sống trong điều kiện nuôi nhốt, khiến đây là một trong những động vật có vú quý hiếm nhất hành tinh đang đối mặt với những nguy cơ bị biến mất. Loài tê giác này trước đây có mặt ở nhiều nơi của Đông Nam Á, nhưng nay chủ yếu chỉ sống tại Công viên quốc gia Ujung Kulon ở Indonesia.
Năm 2010, cũng tại Công viên quốc gia này, có 3 con tê giác Java đã bị chết mà đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân.
Hình ảnh những bộ xương tê giác được tìm thấy ở vườn quốc gia Ujung Kulon:

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala
Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.
