Phát hiện thêm 2 nơi ẩn chứa dấu vết sự sống ngoài hành tinh

Nhân loại có thể sớm chạm tới bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh theo cách dễ dàng hơn chúng ta từng nghĩ.

Một nhóm nhà khoa học từ NASA và Đại học Bang Pennsylvania (Mỹ) đã có khám phá quan trọng khi phân tích 2 mục tiêu hàng đầu trong cuộc săn tìm sự sống ngoài hành tinh của NASA: Europa và Enceladus.

Europa và Enceladus lần lượt là 2 mặt trăng khổng lồ của sao Mộc và sao Thổ, đều được cho là có đại dương ngầm phù hợp với sự sống bên dưới vỏ băng.

Phát hiện thêm 2 nơi ẩn chứa dấu vết sự sống ngoài hành tinh
Tàu vũ trụ Cassini bay gần bề mặt "mặt trăng sự sống" Enceladus - (Ảnh đồ họa: NASA).

NASA đã có những kế hoạch cụ thể để tìm kiếm sự sống trên hai mặt trăng này, bao gồm tàu Europa Clipper dự kiến phóng cuối năm nay và một con rắn robot dùng để chui xuống các khe nứt của vỏ băng Enceladus.

Thế nhưng, giờ đây, các nhà khoa học chỉ ra rằng có thể các tàu vũ trụ dạng robot không nhất thiết phải cố gắng đào sâu hàng chục km để xuyên thủng vỏ băng, tiếp cận đại dương ngầm.

Có những "báu vật" được chôn vùi ở độ sâu khiêm tốn: Chỉ 20 cm hoặc thậm chí là vài mm!

Phát hiện thêm 2 nơi ẩn chứa dấu vết sự sống ngoài hành tinh
Europa (trái) và Enceladus đều có vỏ ngoài băng giá - (Ảnh: NASA).

TS Alexander Pavlov, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard của NASA, cho biết: "Dựa trên các thí nghiệm của chúng tôi, độ sâu lấy mẫu an toàn đối với axit amin trên Europa là gần 20 cm vĩ độ cao của bán cầu sau".

Bán cầu sau của Europa là bán cầu ngược với hướng chuyển động của mặt trăng này quanh Sao Mộc, một khu vực mà bề mặt không bị ảnh hưởng nhiều bởi các vụ va chạm thiên thạch.

Đối với Enceladus, việc lấy mẫu dưới bề mặt thậm chí không cần thiết, bởi các thí nghiệm cho thấy các phân tử axit amin sẽ tồn tại sau quá trình phân hủy do bức xạ ở bất kỳ vị trí nào trên bề mặt mặt trăng này, hoặc cách bề mặt chưa đến vài mm.

Axit amin cũng có thể được tạo ra bởi sự sống hoặc các quá trình phi sinh học.

Tuy nhiên, việc tìm thấy một số loại axit amin nhất định trên Europa hoặc Enceladus có thể là dấu hiệu tiềm tàng của sự sống vì chúng được sự sống trên cạn sử dụng như một thành phần để tạo nên protein.

Protein được sử dụng để tạo ra các enzyme giúp tăng tốc hoặc điều chỉnh các phản ứng hóa học và tạo nên các cấu trúc của cơ thể con người và mọi sinh vật trên địa cầu.

Đối với hai mặt trăng xa xôi nói trên, axit amin và các hợp chất khác từ đại dương bên dưới bề mặt có thể được đưa lên bề mặt thông qua hoạt động của mạch nước phun hoặc chuyển động khuấy chậm của lớp băng.

Ngoài ra, các thí nghiệm cũng cho thấy các tàu NASA, kể cả tàu của các cơ quan vũ trụ khác, trong tương lai cũng cần tránh những vùng giàu silica trên hai mặt trăng nói trên.

Tốc độ phân hủy các phân tử sinh học hữu cơ tiềm ẩn trong các vùng giàu silica trên cả Europa và Enceladus cao hơn so với trong băng nguyên chất, do đó, các vùng giàu silica sẽ có thể vắng bóng dấu hiệu quan trọng của sự sống này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khó xác định hành tinh lớn nhất từng được phát hiện

Khó xác định hành tinh lớn nhất từng được phát hiện

Giới nghiên cứu vẫn chưa biết chính xác hành tinh lớn nhất từng được ghi nhận do rất khó đo khối lượng, kích thước của hành tinh ngoài hệ.

Đăng ngày: 23/07/2024
Bức ảnh huyền thoại của phi hành gia cô đơn nhất lịch sử

Bức ảnh huyền thoại của phi hành gia cô đơn nhất lịch sử

Michael Collins chụp bức ảnh nổi tiếng trong nhiệm vụ Apollo cách đây 55 năm sau chuyến bay lịch sử quanh vùng tối Mặt trăng.

Đăng ngày: 23/07/2024
Vật thể nhân tạo nào có tốc độ nhanh nhất hiện nay?

Vật thể nhân tạo nào có tốc độ nhanh nhất hiện nay?

Tàu thăm dò Mặt trời đã phá kỷ lục về vật thể nhanh nhất con người từng chế tạo.

Đăng ngày: 22/07/2024
Tàu vũ trụ khôi phục sau khi bị thiên thạch đâm trúng

Tàu vũ trụ khôi phục sau khi bị thiên thạch đâm trúng

Tàu Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) hoạt động trở lại sau khi chịu cuộc tấn công kép hiếm hoi từ thiên thạch và bão Mặt Trời.

Đăng ngày: 22/07/2024
Điều gì xảy ra nếu hố đen bay vào Hệ Mặt trời?

Điều gì xảy ra nếu hố đen bay vào Hệ Mặt trời?

Nếu hố đen bay tới gần Trái đất, nó có thể khiến hành tinh nóng lên, đại dương bay hơi và sự sống không thể tồn tại.

Đăng ngày: 22/07/2024
“Quái vật” nặng gấp 2 tỉ lần Mặt trời hiện về từ nơi vũ trụ bắt đầu

“Quái vật” nặng gấp 2 tỉ lần Mặt trời hiện về từ nơi vũ trụ bắt đầu

Sự xuất hiện không mong đợi của " quái vật" PJ308-21 trong dữ liệu của James Webb đã làm đảo lộn các lý thuyết vũ trụ học lâu đời.

Đăng ngày: 21/07/2024
Lộ diện tổ tiên chung của chúng ta và sinh vật ngoài hành tinh

Lộ diện tổ tiên chung của chúng ta và sinh vật ngoài hành tinh

Sinh vật mà các nhà khoa học gọi là " tổ tiên chung cuối cùng của vũ trụ" này sống cách đây 4,2 tỉ năm tuổi.

Đăng ngày: 21/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News