Một hành tinh rất gần Trái đất đang hóa quái vật, xé nát mặt trăng

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra các bằng chứng rùng mình rằng Mặt trăng Phobos - một trong những vệ tinh xui xẻo nhất Hệ Mặt trời - đã sắp thành dĩ vãng.

Không đẹp rực rỡ như Mặt trăng của Trái đất, Mặt trăng Phobos của sao Hỏa rất nhỏ bé và có hình dáng kỳ quặc, hay bị so sánh với... củ khoai tây. Giờ đây, một nghiên cứu vừa công bố trên The Planetary Science Journal chỉ ra các hấu hiệu cho thấy "của khoai tây" đó cũng sắp thành dĩ vãng.

Một hành tinh rất gần Trái đất đang hóa quái vật, xé nát mặt trăng
Sao Hỏa và các Mặt trăng của mình - (Ảnh: NASA/LIVE SCIENCE)

Sử dụng dữ liệu mà các tàu trinh sát của NASA ghi lại, nhóm tác giả từ Trường Kỹ thuật hàng không vũ trụ thuộc Đại học Thanh Hoa, Trường Khoa học và kỹ thuật hàng không thuộc Đại học Beihang ở Bắc Kinh (Trung Quốc) và Phòng thí nghiệm Mặt trăng và hành tinh thuộc Trường Đại học Arizona ở Tucson (Mỹ) cho rằng Phobos sắp bị sao Hỏa xé nát.

Dấu hiệu rõ ràng nhất là các rãnh song song kỳ lạ trên bề mặt của Mặt trăng đường kính 27km này, xuất hiện do lực hấp dẫn quá chênh lệch của hành tinh đỏ tác động.

Trước đây các rãnh được cho là vết sẹo do tác động của một tiểu hành tinh cổ đại, nhưng dữ liệu mới nhất cho thấy những hẻm núi đầy bụi này đang ngày một rộng ra.

Thực ra Phobos vốn đã là một Mặt trăng thiếu may mắn do bị mắc kẹt trong một "vòng xoáy tử thần" của chính hành tinh mẹ.

Tờ Live Science trích dẫn giải thích của các tác giả: Mặt trăng của chúng ta quay với quỹ đạo ổn định quanh Trái đất, nhưng Mặt trăng Phobos thì cứ ngày một gần lại sao Hỏa, và cho dù nó thoát khỏi cú xé nát trên không thì trước sau gì cũng bị hành tinh mẹ kéo thẳng vào mình, ước tính khoảng 40 triệu năm nữa sẽ xảy ra va chạm.

Cú va chạm của Phobos sẽ gây cho sao Hỏa một vết sẹo khổng lồ, nhưng chắc chắn cũng làm nó vỡ nát và hoàn toàn bị xóa sổ khỏi danh sách các Mặt trăng của Hệ Mặt trời.

Tuy nhiên các nhà khoa học nghiêng về khả năng nó bị xé trước khi lao xuống bề mặt sao Hỏa, bởi khi càng tiến gần hành tinh mẹ, lực thủy triều càng trở nên lớn hơn lực hấp dẫn của chính bản thân Phobos, thứ đang giữ cho nó không bị xé đôi.

Có thể sau khi tan vỡ Phobos sẽ tạo nên một vành đai nhỏ xung quanh hành tinh giống vành đai của sao Thổ.

Nhóm tác giả hy vọng điều này có thể được minh chứng cụ thể hơn thông qua nhiệm vụ Thám hiểm Mặt trăng sao Hỏa (MMX) mà Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) sẽ khởi động vào năm 2024.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ra mắt Bluewalker 3 - Vệ tinh liên lạc lớn nhất thế giới

Ra mắt Bluewalker 3 - Vệ tinh liên lạc lớn nhất thế giới

Vệ tinh Bluewalker 3 có hệ thống ăngten rộng 64m2 được thiết kế để cung cấp kết nối băng thông rộng 5G cho các thiết bị di động trên mặt đất.

Đăng ngày: 18/11/2022
Bùng nổ tia gamma: Dấu hiệu khởi đầu một hố đen mới trong vũ trụ?

Bùng nổ tia gamma: Dấu hiệu khởi đầu một hố đen mới trong vũ trụ?

Một vụ nổ tia gamma luôn đi kèm với một sự kiện ngoạn mục, nhưng thường chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn rồi biến mất.

Đăng ngày: 18/11/2022
Kính thiên văn James Webb chụp ảnh về tiền sao 100.000 năm tuổi

Kính thiên văn James Webb chụp ảnh về tiền sao 100.000 năm tuổi

Kính thiên văn James Webb của NASA đã ghi lại được sự khởi đầu “từng bị che giấu” của một ngôi sao rất trẻ trong quá trình khám phá để tìm kiếm các thiên hà đầu tiên.

Đăng ngày: 18/11/2022
Tàu vũ trụ Mặt trăng sẽ làm gì sau khi phóng thành công?

Tàu vũ trụ Mặt trăng sẽ làm gì sau khi phóng thành công?

Tàu Orion sẽ bay sát bề mặt Mặt trăng hai lần trước khi đốt động cơ để bay trở về Trái đất vào giữa tháng 12, kết thúc nhiệm vụ Artemis 1.

Đăng ngày: 18/11/2022
Đêm nay, Việt Nam chiêm ngưỡng mưa ánh sáng cực đại từ

Đêm nay, Việt Nam chiêm ngưỡng mưa ánh sáng cực đại từ "sư tử trời"

Giai đoạn cực đại của mưa sao băng Leonids - tuôn ra từ phía chòm sao Sư Tử - sẽ rơi vào đêm 17, rạng sáng 18-11 tại Việt Nam.

Đăng ngày: 17/11/2022
Thiên thạch hiếm rơi xuống Trái đất tiết lộ nguồn gốc của nước

Thiên thạch hiếm rơi xuống Trái đất tiết lộ nguồn gốc của nước

Bằng việc phân tích thiên thạch Winchcombe rơi xuống Anh, các nhà khoa học đã tìm thấy nguồn gốc chất hữu cơ, bao gồm cả các khối protein.

Đăng ngày: 17/11/2022
Tàu vũ trụ Orion trong nhiệm vụ Artemis 1 chụp ảnh Trái đất

Tàu vũ trụ Orion trong nhiệm vụ Artemis 1 chụp ảnh Trái đất

Tàu Orion trong nhiệm vụ Artemis 1 chụp ảnh Trái đất khi bay 1/5 quãng đường tới Mặt Trăng ở tốc độ gần 8.800km/h.

Đăng ngày: 17/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News