Phát hiện thú vị về cá heo khi lặn

Trước khi lặn, cá heo làm nhịp tim chậm lại để tiết kiệm oxy và tránh hội chứng giảm áp, đôi khi được gọi là "những khúc cua".

Theo một nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí Frontiers in Physiology, cá heo có thể điều chỉnh nhịp tim tùy thuộc vào thời gian chúng ở dưới nước.

Để rút ra kết luận này, các nhà khoa học nghiên cứu ba con cá heo mũi chai đực. Chúng được huấn luyện để nín thở trong những khoảng thời gian khác nhau.

Nhóm nghiên cứu sử dụng một thiết bị tùy chỉnh để theo dõi nhịp thở của cá heo, đồng thời gắn các cảm biến điện tâm đồ để theo dõi nhịp tim của chúng.

Phát hiện thú vị về cá heo khi lặn
Cá heo thay đổi nhịp tim trước khi nhịn thở. (Ảnh: UPI)

"Chúng tôi huấn luyện những con cá heo nhịn thở dài, thở ngắn và nín thở. Khi được yêu cầu nín thở, nhịp tim của chúng giảm xuống trước hoặc ngay khi chúng bắt đầu nín thở. Chúng tôi cũng quan sát thấy rằng những con cá heo giảm nhịp tim nhanh hơn khi chuẩn bị cho một lần nín thở dài, so với những con khác", Andreas Fahlman - nhà nghiên cứu tại Fundación Oceanogràfic cho biết.

Các nhà nghiên cứu cũng so sánh khả năng giảm nhịp tim của cá heo với khả năng làm chậm nhịp thở của con người.

“Điều này cho phép chúng bảo tồn oxy trong quá trình lặn và cũng có thể là chìa khóa để tránh các vấn đề liên quan đến lặn như bệnh giảm áp", Fahlman cho hay.

Nghiên cứu trên giúp các nhà bảo tồn sinh vật biển hiểu rõ hơn về tác động của các hoạt động của con người và ô nhiễm tiếng ồn đối với hành vi và sức khỏe của các loài động vật có vú.

"Nếu khả năng điều hòa nhịp tim này là quan trọng trong việc tránh hội chứng giảm áp và việc tiếp xúc đột ngột với âm thanh bất thường khiến cơ chế này không hoạt động, chúng ta nên tránh những nhiễu động lớn đột ngột. Thay vào đó có thể từ từ tăng mức độ tiếng ồn theo thời gian để gây ra căng thẳng tối thiểu", ông Fahlman đề xuất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện chim cánh cụt trắng đầu tiên ở Galapagos

Phát hiện chim cánh cụt trắng đầu tiên ở Galapagos

Chim cánh cụt mang đột biến gene hiếm gặp khiến những phần lông vốn sẫm màu ở đầu, lưng và cánh chuyển thành trắng.

Đăng ngày: 30/11/2020
Tìm thấy loài sinh vật mới ở Nam Cực dưới lớp băng 1000 mét

Tìm thấy loài sinh vật mới ở Nam Cực dưới lớp băng 1000 mét

Các nhà nghiên cứu của Châu Nam Cực vừa tuyên bố đã phát hiện ra một loài sinh vật mới đối với khoa học sau khi thăm dò vùng nước sâu tới 1000 mét dưới lớp băng.

Đăng ngày: 28/11/2020
Phát hiện cá sấu có khả năng tái sinh đuôi bị mất

Phát hiện cá sấu có khả năng tái sinh đuôi bị mất

Một nghiên cứu mới lần đầu tiên cho thấy cá sấu non ở Mỹ có thể mọc lại đuôi dài đến 23 cm khi bị mất đuôi.

Đăng ngày: 27/11/2020

"Thủy quái" vùng Amazon hồi sinh trong tự nhiên

Cá Arapaima gigas - hay cá hải tượng bản địa của Amazon, quái vật khổng lồ với khả năng đáng kinh ngạc - đã bị đánh bắt quá mức song đang phát triển lại nhờ công cuộc bảo tồn.

Đăng ngày: 26/11/2020
Rùa 160kg sốc lạnh dạt vào bờ biển Mỹ

Rùa 160kg sốc lạnh dạt vào bờ biển Mỹ

Con rùa quản đồng lớn dạt vào bờ hôm 20/11 nằm trong số hơn 150 rùa biển bị sốc lạnh mắc cạn ở Cape Code trong 3 ngày qua.

Đăng ngày: 26/11/2020
Khoảnh khắc dễ thương: Sóc say lảo đảo vì ăn phải lê lên men

Khoảnh khắc dễ thương: Sóc say lảo đảo vì ăn phải lê lên men

Ăn mấy quả lê bị một gia đình bỏ quên dưới đáy tủ lạnh, con sóc dường như bị say nên mất thăng bằng, mắt đờ đẫn.

Đăng ngày: 25/11/2020
Cận cảnh quá trình người nước ngoài thu hoạch trứng từ một con cá hồi còn sống

Cận cảnh quá trình người nước ngoài thu hoạch trứng từ một con cá hồi còn sống

Đã bao giờ bạn được nhìn thấy cảnh người ta thu hoạch trứng từ một con cá hồi còn sống chưa?

Đăng ngày: 25/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News