Phát hiện tiểu hành tinh quay nhanh nhất quanh Mặt trời

Tiểu hành tinh 2021 PH27 chỉ mất 113 ngày Trái đất để hoàn thành một vòng quanh Mặt trời.

2021 PH27 có thời gian quay quanh quỹ đạo ngắn nhất đối với bất kỳ vật thể nào đã biết trong Hệ Mặt trời, trừ sao Thủy, hành tinh quay quanh Mặt trời theo chu kỳ 88 ngày. Tuy nhiên, 2021 PH27 di chuyển theo quỹ đạo hình elip dài hơn nhiều so với sao Thủy, do đó nó tới gần Mặt trời hơn. Khoảng cách gần nhất giữa 2021 PH27 và Mặt trời là 20 triệu km so với 47 triệu km của sao Thủy.

Phát hiện tiểu hành tinh quay nhanh nhất quanh Mặt trời
Mô phỏng tiểu hành tinh 2021 PH27 bay qua Mặt trời. (Ảnh: CTIO/NOIRLab/NSF/AURA/J. da Silva)

Trong những lần bay gần Mặt trời, bề mặt của 2021 PH27 nóng tới mức đủ để làm chảy chì (500 độ C). Đồng thời, việc tiến sâu vào giếng trọng lực của Mặt trời cũng khiến tiểu hành tinh này trải qua hiệu ứng tương đối lớn hơn bất kỳ vật thể nào khác trong hệ, thể hiện qua sự dao động nhỏ trên quỹ đạo hình elip của 2021 PH27 quanh Mặt trời. Do đó, quỹ đạo của nó không ổn định trong thời gian dài. 2021 PH27 nhiều khả năng sẽ đâm vào Mặt trời, sao Thủy hoặc sao Kim sau vài triệu năm nữa.

2021 PH27 được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 13/8 bởi các nhà thiên văn học thông qua Camea vật chất tối (DEC), công cụ mạnh đa dụng đặt trên kính viễn vọng 4m Victor M. Blanco ở Đài quan sát liên châu Mỹ Cerro Tololo tại Chile. Nhóm nghiên cứu xác định quỹ đạo của tiểu hành tinh sau đó vài ngày, nhờ quan sát của DEC và kính viễn vọng Magellan ở Đài quan sát Las Campanas tại Chile, cùng với những kính nhỏ hơn trên khắp Chile và Nam Mỹ do Đài quan sát Las Cumbres vận hành.

Trưởng nhóm nghiên cứu Scott Sheppard, nhà thiên văn học tại Viện Khoa học Carnegie Institution ở Washington, D.C và cộng sự ước tính 2021 PH27 rộng khoảng một kilomet. Thiên thạch này có nguồn gốc từ vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc, sau đó đẩy vào vành trong Hệ Mặt trời bởi tương tác hấp dẫn với một hoặc nhiều hành tinh. Tuy nhiên, đường bay của 2021 PH27 nghiêng 32 độ so với mặt phẳng của Hệ Mặt trời. Độ nghiêng lớn như vậy hé lộ nó có thể là một sao chổi hình thành ở vành ngoài Hệ Mặt trời, sau đó tiến vào quỹ đạo gần ngôi sao hơn sau khi bay qua sao Hỏa, Trái đất hoặc hành tinh đá khác.

Những quan sát sâu hơn có thể giúp giải đáp bí ẩn trên, nhưng Sheppard và đồng nghiệp sẽ phải chờ thêm vài tháng nữa để thu thập thêm dữ liệu. Hiện nay, 2021 PH27 đang di chuyển phía sau Mặt trời khi nhìn từ Trái đất và sẽ không xuất hiện trở lại cho tới đầu năm 2022.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Có bao nhiêu hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời?

Có bao nhiêu hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời?

Đây là một câu hỏi mà loài người đã băn khoăn hàng nghìn năm nay nhưng chưa có câu trả lời chính xác.

Đăng ngày: 24/08/2021
Có thể du hành thời gian bằng cách vượt qua tốc độ ánh sáng?

Có thể du hành thời gian bằng cách vượt qua tốc độ ánh sáng?

Câu hỏi về khả năng du hành thời gian đã khiến nhiều người phấn khích trong hàng trăm năm, truyền cảm hứng cho vô số cuốn sách và bộ phim viễn tưởng.

Đăng ngày: 24/08/2021
Kính viễn vọng không gian Hubble chụp ảnh

Kính viễn vọng không gian Hubble chụp ảnh "viên ngọc vũ trụ" cách 68 triệu năm ánh sáng

NASA hôm 20/8 công bố hình ảnh mới nhất của thiên hà xoắn ốc tuyệt đẹp có tên là NGC 1385, chụp bởi kính viễn vọng không gian Hubble.

Đăng ngày: 24/08/2021
Phi hành gia Trung Quốc đi bộ ngoài trạm Thiên Cung lần hai

Phi hành gia Trung Quốc đi bộ ngoài trạm Thiên Cung lần hai

Hai phi hành gia Trung Quốc tiến hành chuyến đi bộ không gian thứ hai hôm 20/8 nhằm lắp đặt hàng loạt thiết bị bao gồm bộ điều hòa nhiệt độ dự phòng.

Đăng ngày: 23/08/2021
NASA/ESA chụp được 2

NASA/ESA chụp được 2 "quái vật vũ trụ" bẻ cong không - thời gian

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA đã chụp được vòng tròn Einstein, một hiện tượng ngoạn mục của vũ trụ trong đó 2 thiên hà và 1 chuẩn tinh như nhân bản thành 6 nhờ bẻ cong không - thời gian.

Đăng ngày: 23/08/2021
Nhật thử nghiệm động cơ tên lửa kích nổ trong không gian

Nhật thử nghiệm động cơ tên lửa kích nổ trong không gian

Động cơ kích nổ quay tạo ra lực đẩy từ sóng xung kích tạo bởi quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu.

Đăng ngày: 22/08/2021
Sự thật về vật thể

Sự thật về vật thể "trá hình" sao chổi, khiến Trái đất đổ mưa sao băng

Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra bí ẩn đằng sau 3200 Phaethon, tiểu hành tinh gây ra mưa sao băng Geminids.

Đăng ngày: 21/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News