Phát hiện tín hiệu lạ từ ngôi sao gần Hệ Mặt trời

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra tín hiệu radio từ hướng của sao lùn đỏ Cận Tinh - ngôi sao gần Hệ Mặt trời nhất.

Theo The Guardian, các nhà khoa học hiện chưa công bố chính thức thông tin này. Tuy nhiên, tín hiệu lạ đó được cho là một chùm sóng vô tuyến hẹp 980 MHz do kính thiên văn Parkes tại Australia phát hiện ra trong khoảng tháng 4 đến tháng 5/2019.

Kính thiên văn Parkes là một phần của dự án Breakthrough Listen trị giá 100 triệu USD nhằm tìm kiếm tín hiệu vô tuyến từ bên ngoài Hệ Mặt trời. Tín hiệu 980 MHz chỉ xuất hiện một lần duy nhất và chưa từng được tìm thấy trở lại. Theo Scientific American, dải sóng vô tuyến đó thường chỉ phát ra từ vệ tinh và các sản phẩm do con người tạo ra.

Phát hiện tín hiệu lạ từ ngôi sao gần Hệ Mặt trời
Kính thiên văn Parkes - nơi phát hiện ra tín hiệu lạ từ sao Cận Tinh. (Ảnh: CSIRO).

Breakthrough Listen thường xuyên phát hiện ra các tín hiệu vô tuyến bất thường - từ tín hiệu tự nhiên của mặt trời đến các nguồn tự nhiên khác bên ngoài Hệ Mặt trời. Tuy nhiên, tín hiệu lần này dường như được phát trực tiếp từ Cận Tinh - ngôi sao lùn đỏ cách Hệ Mặt trời chỉ 4,2 năm ánh sáng. Đây cũng là ngôi sao gần Hệ Mặt trời nhất.

Một điểm đáng ngờ khác là tín hiệu này đã hơi dịch chuyển trong khi các nhà khoa học quan sát, giống sự thay đổi do chuyển động của một hành tinh. Cận Tinh từng được cho là một hành tinh đá, lớn hơn Trái đất 17%.

Dẫn lời một nguồn tin giấu tên, The Guardian cho biết đây là “ứng viên nghiêm túc đầu tiên cho việc người ngoài hành tinh phát tín hiệu liên lạc” kể từ khi các nhà khoa học phát hiện ra tín hiệu lạ đầu tiên bên ngoài Trái đất vào năm 1977. Tuy nhiên, vẫn có khả năng đây chỉ là tín hiệu từ một sao chổi hoặc đám mấy hydro nào đó.

Sofia Sheikh của Đại học Pennsylvania, người đứng đầu bộ phận phân tích tín hiệu của Breakthrough Listen bày tỏ sự phấn khích: “Đó là tín hiệu thú vị nhất mà chúng tôi thấy trong dự án. Trước đây, chưa từng có tín hiệu nào vượt qua được bộ lọc của chúng tôi”. Nói với Scientific American, Sheikh cho biết đã đặt tên cho tín hiệu này là “ứng viên đột phá 1” (BLC1).

Thách thức lớn nhất trong việc tìm kiếm sự sống bên ngoài hành tinh là không ai biết người ngoài hành tinh liên lạc bằng cách nào và không ai biết hết các nguồn sóng vô tuyến tự nhiên ngoài vũ trụ. Vì vậy, khi phát hiện ra các tín hiệu có vẻ như hợp lý về mặt công nghệ, người ta sẽ nghĩ ngay đến người ngoài hành tinh.

Cho đến nay, không có dữ liệu nào về tín hiệu này được công bố công khai. Ngay cả khi nó được công khai, vẫn có khả năng người ta chẳng thể tìm ra được kết luận cuối cùng về nó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ảnh chụp cận cảnh thiên hà cách 65 triệu năm ánh sáng

Ảnh chụp cận cảnh thiên hà cách 65 triệu năm ánh sáng

Kính viễn vọng không gian Hubble gửi về Trái Đất ảnh chụp mới tuyệt đẹp của thiên hà xoắn ốc có thanh ngang NGC 2217.

Đăng ngày: 31/12/2020
Chế tạo vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới

Chế tạo vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới

Đại học Kyoto đang hợp tác với một công ty lâm nghiệp để phát triển vệ tinh gỗ và đưa vào quỹ đạo năm 2023 trong nỗ lực giảm lượng rác vũ trụ.

Đăng ngày: 31/12/2020
Viên đá vỡ lộ ra thứ quý hơn vàng, chưa từng thấy trên Trái đất

Viên đá vỡ lộ ra thứ quý hơn vàng, chưa từng thấy trên Trái đất

Một viên đá nằm suốt nhiều thế kỷ trong bảo tàng hóa ra chứa một kho báu vô giá bên trong, được sinh ra từ đá và nước.

Đăng ngày: 30/12/2020
Bọ gấu nước có thể đã xâm chiếm Mặt trăng

Bọ gấu nước có thể đã xâm chiếm Mặt trăng

Sự cố hạ cánh của tàu vũ trụ Beresheet có thể đã đưa hàng nghìn con bọ gấu nước phủ khắp bề mặt vệ tinh tự nhiên của Trái đất.

Đăng ngày: 28/12/2020
Top 6 vật thể kỳ lạ từng rơi xuống Trái đất

Top 6 vật thể kỳ lạ từng rơi xuống Trái đất

Ngoài những thiên thạch mang hợp chất được hình thành từ hàng tỷ năm trước, tàu vũ trụ cũng từng rơi xuống Trái đất.

Đăng ngày: 28/12/2020
Tàu vũ trụ sắp bay tới cách sao Kim 7.500km

Tàu vũ trụ sắp bay tới cách sao Kim 7.500km

Tàu vũ trụ Solar Orbiter sẽ tận dụng lực hấp dẫn của sao Kim để điều chỉnh quỹ đạo và bay về phía mục tiêu chính là Mặt Trời.

Đăng ngày: 27/12/2020
Cận cảnh mẫu đá đen như than từ tiểu hành tinh 4,6 tỷ năm tuổi

Cận cảnh mẫu đá đen như than từ tiểu hành tinh 4,6 tỷ năm tuổi

Mẫu vật Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) công bố hôm 24/12 lớn cỡ 1 cm và cứng như đá, không bị vỡ khi cầm hoặc đổ vào hộp chứa khác.

Đăng ngày: 26/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News