Phát hiện vi khuẩn cô lập carbon dưới lòng đất

Nghiên cứu mới tiết lộ hệ vi sinh vật phát triển mạnh mẽ trong điều kiện khắc nghiệt dưới lòng đất, giúp lưu trữ một lượng lớn carbon.

Khi các mảng đại dương hoặc lục địa va chạm với nhau, một mảng sẽ bị đẩy lên phía trên và tạo thành núi lửa, trong khi mảng còn lại bị đẩy xuống và đi vào trong lớp phủ Trái đất. Đây là quá trình góp phần chính vào sự dịch chuyển của các nguyên tố hóa học giữa lớp bề mặt và lớp bên trong của hành tinh.

Thông thường, quá trình này tạo ra những điều kiện vô cùng khắc nghiệt, nơi lớp phủ trộn với lớp vỏ bị nấu chảy thành dung nham với áp suất và nhiệt độ cực cao. Sự sống từng được cho là không thể tồn tại trong môi trường như vậy, nhưng những nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng vi khuẩn có thể thâm nhập vào lòng đất sâu hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây. Điều này mở ra khả năng khám phá các loại tương tác sinh học chưa từng được biết đến xảy ra trong quá trình kiến tạo mảng sâu.

Trong một báo cáo mới trên tạp chí Nature Geoscience, các nhà khoa học từ Đại học Tennessee của Mỹ do Phó giáo sư Karen Lloyd dẫn đầu cho biết đã tìm thấy một loài vi khuẩn hoàn toàn mới phát triển mạnh trong môi trường "bạo lực" nằm sâu bên dưới Costa Rica, nơi xảy ra quá trình hút chìm mảng đại dương. Nhóm nghiên cứu có được phát hiện này sau khi lấy mẫu các cộng đồng vi sinh vật sống dưới lòng đất được đưa lên bề mặt thông qua hoạt động của suối nước nóng tự nhiên.

Phát hiện vi khuẩn cô lập carbon dưới lòng đất
PGS. Lloyd (nữ) cùng cộng sự lấy mẫu vi khuẩn tại suối nước nóng ở Costa Rica. (Ảnh: Tom Owens).

Vi khuẩn mới được đặt tên là Chemolithoautotrophs có chế độ ăn uống rất độc đáo, cho phép tạo ra năng lượng mà không cần ánh sáng mặt trời. Chúng chủ yếu tiêu thụ các chất hóa học liên quan carbon, lưu huỳnh và sắt được tạo ra từ sự kiện va chạm.

Nghiên cứu chỉ ra rằng hệ sinh thái vi sinh vật này đang cô lập một lượng lớn carbon sinh ra từ quá trình hút chìm mảng đại dương. Ước tính, chúng giúp giảm tới 22% lượng carbon được vận chuyển đến lớp phủ, thứ cuối cùng có thể được giải phóng vào bầu khí quyển.

"Chemolithoautotrophs sử dụng năng lượng hóa học để xây dựng cơ thể. Những vi khuẩn này để tạo thành nền tảng của một hệ sinh thái rộng lớn và chứa đầy sinh vật nguyên sinh và thứ cấp. Nó giống như một khu rừng rộng lớn, nhưng nằm dưới lòng đất", Lloyd nhấn mạnh.

Nghiên cứu mới cho thấy rằng, carbon có thể bị hút hết để nuôi một hệ sinh thái tồn tại mà không cần năng lượng mặt trời. Điều này có nghĩa là sinh học có thể ảnh hưởng đến sự di chuyển của dòng carbon giữa trong và ngoài lớp vỏ Trái đất. Phát hiện này buộc các nhà khoa học phải thay đổi cách họ nghĩ về chu kỳ carbon sâu trên quy mô thời gian địa chất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mật ong Mỹ vẫn chứa bụi phóng xạ từ các vụ thử vũ khí hạt nhân năm 50

Mật ong Mỹ vẫn chứa bụi phóng xạ từ các vụ thử vũ khí hạt nhân năm 50

Theo nghiên cứu mới, bụi phóng xạ từ các vụ thử bom hạt nhân trong những năm 1950- 1960 vẫn xuất hiện trong mật ong Mỹ.

Đăng ngày: 26/04/2021
Đầm nước ở Bà Rịa - Vũng Tàu chuyển màu hồng tím và sự thật phía sau

Đầm nước ở Bà Rịa - Vũng Tàu chuyển màu hồng tím và sự thật phía sau

Gần đây, một số đầm chứa nước trước cống số 6 tại xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, xảy ra hiện tượng nước chuyển sang màu hồng tím khiến người dân sống tại khu vực này rất tò mò.

Đăng ngày: 24/04/2021
Loài sâu bướm này bắt chước đầu lâu đáng sợ để đe dọa những kẻ săn mồi có ý định tấn công chúng

Loài sâu bướm này bắt chước đầu lâu đáng sợ để đe dọa những kẻ săn mồi có ý định tấn công chúng

Ấu trùng (sâu bướm) của loài bướm đêm màu hồng quý hiếm có cơ chế bảo vệ rất kỳ lạ. Khi bị quấy rầy, nó đột nhiên ưỡn lưng để lộ ra một đôi mắt to và đáng sợ và hàm răng ở hai bên.

Đăng ngày: 24/04/2021
Chất thải kỳ dị của côn trùng, không ngờ là gia tài

Chất thải kỳ dị của côn trùng, không ngờ là gia tài

Thứ tưởng như chất thải này từng một thời là sản vật quý giá, được các nhà buôn phương Tây săn lùng.

Đăng ngày: 23/04/2021
Phát hiện loài cà phê mới có quả màu đen kỳ lạ

Phát hiện loài cà phê mới có quả màu đen kỳ lạ

Loài cà phê mới Coffea Stenophylla, có quả màu đen chứ không phải quả đỏ đặc trưng như cà phê Arabica và Robusta, được nhìn thấy ở Bờ Biển Ngà.

Đăng ngày: 22/04/2021
Các nhà khoa học

Các nhà khoa học "dịch" thành công mạng nhện thành nhạc và đang cố gắng giao tiếp với chúng

Công trình nhiên cứu phân biệt rõ các rung động trên mạng nhện, xem đâu là mồi sa lưới và đâu là tiếng nhón gót êm ái của những con nhện sa lưới tình.

Đăng ngày: 20/04/2021
Một quả dưa hấu có bao nhiêu nước và có phải dưa hấu nào cũng hình tròn?

Một quả dưa hấu có bao nhiêu nước và có phải dưa hấu nào cũng hình tròn?

Trong những ngày nắng nóng, với nhiều người thì không có gì tuyệt vời bằng một miếng dưa hấu lớn.

Đăng ngày: 17/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News