Phát hiện vi sinh vật sống được nhờ… “thạch tín” ở Thái Bình Dương

Trong số rất nhiều sự sống trên Trái Đất, có một số vi sinh vật có khả năng sinh tồn vô cùng kì lạ.

Gần đây, các nhà khoa học đã theo dõi một loại vi khuẩn đại dương có khả năng sống sót nhờ thạch tín. Các vi sinh vật được phát hiện ở khu vực biển Thái Bình Dương ngoài khơi Mexico.

Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là một chiến lược sinh tồn cổ xưa được sử dụng trong quá khứ xa xôi khi oxy ít có trên hành tinh của chúng ta, nhưng ngạc nhiên hơn đó là khi nó vẫn còn được tồn tại.


Những vi sinh vật có khả năng sống sót nhờ thạch tín mở ra một cách nhìn khác về sự sinh tồn dưới đại dương.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Washington ở Seattle cho biết, đây có thể là dấu hiệu cho thấy cuộc sống trên đại dương sẽ tiếp tục thay đổi như thế nào khi đối mặt với biến đổi khí hậu dẫn đến chỉ số oxy dưới nước bắt đầu trở nên khan hiếm trở lại, hệ sinh thái có thể phải thay đổi để thích nghi.

"Từ lâu chúng ta đã biết rằng có hàm lượng thạch tín rất thấp trong đại dương. Nhưng ý tưởng cho rằng các sinh vật có thể sử dụng thạch tín để sống thì đó là một sự trao đổi chất hoàn toàn mới cho đại dương mở”, nhà hải dương học Gabrielle Rocap nói.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra những dạng sống nhỏ bé sống sót nhờ nitơ và lưu huỳnh khi không có oxy, đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu phát hiện ra vi khuẩn có thể sống sót nhờ thạch tín.

"Thạch tín không chỉ nguy hiểm mà còn có lợi, đã định hình lại cách tôi nhìn nhận nguyên tố này", một trong những nhà nghiên cứu, Jaclyn Saunders nói.

Các vi sinh vật hút thạch tín này có thể chiếm khoảng 1% cộng đồng vi sinh vật biển, tìm hiểu thêm về chúng có thể giúp chúng ta hiểu về các phản ứng hóa học phức tạp đang diễn ra trong đại dương.

Bước tiếp theo là thử và phát triển các vi khuẩn này trong phòng thí nghiệm, nơi các quá trình trao đổi chất của chúng có thể được nghiên cứu kỹ hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 23/03/2025
Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Đăng ngày: 23/03/2025
Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Đăng ngày: 08/03/2025
Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Đăng ngày: 28/02/2025
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News