Phát minh tuyệt vời cho môi trường: Ý tưởng thiên tài trong thời đại rác nhựa lên ngôi
Biofase - một doanh nghiệp tại Mexico đã có một ý tưởng được đánh giá là cực kỳ tuyệt vời, khi giải quyết được loại rác gây nhức nhối nhất hiện nay: đồ nhựa dùng 1 lần.
Chắc bạn cũng biết, Trái đất của chúng ta đang trải qua một cơn khủng hoảng rác nhựa thực sự, và thứ rác gây nên cơn khủng hoảng ấy chính là các loại đồ nhựa dùng một lần.
Trước tác hại của nhựa, ai cũng hiểu rằng chúng ta cần phải giảm bớt nhựa mà chuyển sang các loại vật dụng thay thế xanh hơn và có thể tái chế. Nhưng không phải tự nhiên mà có người ví đồ nhựa dùng một lần chính là "ung nhọt" trong công cuộc chống lại rác nhựa của con người hiện nay. Thực sự khó lòng từ bỏ đồ nhựa dùng một lần, khi chúng đáp ứng đủ 3 tiêu chí: Tiện, Sạch và Rẻ.
Thay thế cũng được thôi, vấn đề là ở chỗ nếu vật thay thế không đủ "tiện", sẽ rất khó để tạo ra sự thay đổi cho cả cộng đồng. Tuyệt vời nhất sẽ là tạo ra được sản phẩm dùng một lần nhưng được làm từ nguyên liệu xanh, phù hợp với môi trường.
Nắm được điểm cốt lõi này, Biofase - công ty của Mexico đã đưa ra một ý tưởng thiên tài và đầy tiềm năng trong bức hình dưới đây.
Công trình của Biofase là tạo ra dao, dĩa, đũa thìa... làm từ những trái bơ.
Công trình của Biofase là tạo ra dao, dĩa, đũa thìa... làm từ những trái bơ. Đây đều là các vật dụng dùng một lần, có độ cứng cáp tương đương với nhựa, nhưng sẽ phân hủy nhanh hơn gấp cả ngàn lần.
Cuộc cách mạng của cậu sinh viên ngành kỹ sư hóa
Khi Scott Munguía theo học ngành kỹ sư hóa, anh chưa bao giờ nghĩ rằng có ngày mình có thể cách mạng hóa toàn bộ ngành công nghiệp phân hủy sinh học trên thế giới.
Mọi thứ bắt nguồn từ một dự án trong lớp học, khi Scott tìm cách biến hạt bơ thành các đồ dùng sử dụng 1 lần. Sau đó anh chợt nhận ra rằng nó không chỉ giúp mình được điểm cao, mà còn là một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời.
Scott Munguía.
Scott và 2 người bạn đã lập ra Biofase. Công việc chính của công ty này là tái sử dụng hạt bơ - vốn chiếm tỉ lệ không nhỏ trong tổng số rác thải của người Mexico. Họ thu gom từ các công ty sản xuất dầu trước khi bị vứt, sau đó biến chúng thành vật dụng dùng 1 lần.
Các sản phẩm của Biofase bao gồm dao, dĩa (nĩa), thìa (muỗng) và ống hút. Tất cả đều phân hủy được trong tối đa 240 ngày. Nghe thì lâu, nhưng nếu so với con số hàng ngàn năm của rác nhựa thì không là gì cả.
Biofase gom hạt bơ và sau đó biến chúng thành vật dụng dùng 1 lần.
"Mọi thứ tồn tại trên Trái đất đều là một phần của các vòng tuần hoàn tự nhiên. Vấn đề ở rác nhựa là nó tồn tại, nhưng đứng ngoài vòng tuần hoàn đó" - trích lời Scott.
Các sản phẩm của Biofase bao gồm dao, dĩa (nĩa), thìa (muỗng) và ống hút.
Ở thời điểm hiện tại, công ty vẫn đang phát triển rất mạnh. Theo số liệu báo cáo, mỗi năm công ty sản xuất 300 - 400 tấn dao, nĩa và ống hút, đồng thời đang tìm cách phát triển sản xuất đĩa và hộp đựng thực phẩm. Hiện tại, Biofase đang vươn ra phạm vi Hoa Kỳ, Trung Mỹ và một vài quốc gia tại châu Âu.

Sông băng ở Greenland dày lên sau nhiều năm tan chảy
Những dòng sông băng vốn tan chảy rất nhanh ở mức báo động trong nhiều năm tại Greenland giờ đang 'lớn dần' trở lại, theo NASA.

Băng tan để lộ nhiều thi thể nhà leo núi trên đỉnh Everest
Những người tổ chức thám hiểm đỉnh Everest đang phát hiện nhiều thi thể của những nhà leo núi xấu số trước đây, khi nhiệt độ cao khiến băng tan trên đỉnh núi cao nhất thế giới.

Cơn giông mạnh nhất trong lịch sử, điện thế 1,3 tỷ volt
Cơn giông có điện thế 1,3 tỷ volt được phát hiện qua kính viễn vọng đo hạt vũ trụ muon ở miền nam Ấn Độ.

Lốc xoáy kép đổ bộ, Australia sơ tán quy mô lớn nhất kể từ năm 1974
Lốc xoáy Trevor đổ bộ vào miền Tây và Bắc Australia buộc chính quyền phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp và tiến hành sơ tán với quy mô lớn nhất kể từ cơn lốc Tracey năm 1974.

Cận cảnh siêu bão Idai, “thảm họa tồi tệ nhất Nam Bán cầu”
Theo Liên Hợp Quốc, cơn bão Idai quét qua khu vực Đông Nam Châu Phi có thể là thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất từng xảy ra tại Nam Bán cầu.

Miền Nam châu Phi thành "đại dương nội địa" sau siêu bão Idai
Lũ lụt khủng khiếp đã tạo ra "đại dương nội địa" ở Mozambique, gây khó khăn cho việc cứu hộ sau thảm họa tự nhiên được coi là tồi tệ nhất ở miền Nam châu Phi trong 2 thập kỷ.
