Phát triển cảm biến ghế ngồi giúp phát hiện tài xế say rượu
Các nhà khoa học phát triển hệ thống cảm biến gắn trên ghế ôtô để nhận biết khi tài xế ngả người, thay đổi nhịp tim hay hô hấp.
Thế giới đã có một số hệ thống sử dụng camera gắn trên xe để phát hiện tài xế say rượu. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ và Khoa học Công nghiệp Tiên tiến Quốc gia Nhật Bản cho rằng chúng không phải lúc nào cũng đáng tin cậy, New Atlas hôm 8/12 đưa tin. Giải pháp thay thế của họ là một hệ thống cảm biến tích hợp trên ghế ôtô.
Thử nghiệm gắn hệ thống cảm biến lên ghế ngồi trong phòng thí nghiệm. (Ảnh: ACS Applied Electronic Materials)
Các hệ thống phát hiện say xỉn dựa vào camera thường hoạt động theo hai cách. Thứ nhất là camera ngoài dùng để phát hiện chuyển động khác thường của xe như lượn qua lượn lại giữa các làn đường hoặc thay đổi trạng thái đột ngột. Thứ hai là camera trong giúp theo dõi khuôn mặt tài xế và tìm kiếm những biểu hiện như nhắm mắt hoặc gục đầu.
Theo nhóm nghiên cứu, cả hai hệ thống này đều có những hạn chế nhất định. Camera ngoài có thể bị bùn hay bụi rác che mờ còn camera trong hoạt động kém khi thiếu sáng. Do đó, họ phát triển hệ thống cảm biến áp lực gắn ở ghế ngồi để theo dõi chuyển động cơ thể của tài xế hiệu quả hơn.
Hệ thống gồm một cảm biến ở lưng ghế có thể phát hiện nhịp tim và tốc độ hô hấp của tình nguyện viên trong thử nghiệm. Những yếu tố này thay đổi một cách đặc trưng khi tài xế trở nên lơ mơ. Hai cảm biến khác đặt ở chỗ ngồi giúp nhận biết khi tình nguyện viên ngả sáng trái hoặc phải nhiều lần, những chuyển động này có thể cho thấy tài xế đang ngủ gật.
Các cảm biến được làm từ vật liệu áp điện, nghĩa là tạo ra dòng điện khi chịu áp lực cơ học. Những vật liệu như vậy thường không thể chịu nhiệt độ cao trong khi thiết bị điện dùng trên ôtô lại yêu cầu điều này.
Nhóm chuyên gia giải quyết vấn đề trên bằng cách kẹp cáp đồng trục phát hiện dòng điện trong một tấm vật liệu áp điện đặc biệt được gấp lại. Vật liệu này gồm một lớp nền bằng nhựa polyimide với màng oxit kẽm ở một mặt và keo bạc phủ lên cả hai mặt. Kết quả, họ thu được cảm biến chịu nhiệt tới 121 độ C.
Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí ACS Applied Electronic Materials. Các nhà khoa học đang lên kế hoạch lắp hệ thống cảm biến vào ghế ôtô thật và thử nghiệm trên đường.

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
