Phát triển phương pháp mới giúp nhìn sâu hơn vào không gian

Các nhà nghiên cứu Australia mới đây đã phát triển được một phương pháp, trong đó cho phép các nhà khoa học có thể nhìn sâu hơn vào không gian.

Trước đây, cách duy nhất để có thể quan sát không gian sâu hơn là thông qua việc sử dụng tia của kính thiên văn với một đồng hồ nguyên tử để ghi nhận chính xác thời điểm phát hiện tín hiệu từ một vật thể trong không gian.

Tuy nhiên, các chuyên gia từ nhóm các viện nghiên cứu Australia như Tổ chức Nghiên cứu công nghiệp và khoa học (CSIRO), Viện Đo lường quốc gia, Mạng lưới Học thuật và Nghiên cứu Australia, Đại học Adelaide và Đại học Macquarie, do Đại học Quốc gia Australia (ANU) đứng đầu, đã lần đầu tiên chứng minh được hai kính viễn vọng vô tuyến có thể kết nối thông qua tham chiếu tần số ổn định.


Hai kính viễn vọng vô tuyến có thể kết nối thông qua tham chiếu tần số ổn định.

Tham chiếu tần số là việc sử dụng chuẩn tần số để thiết lập một tần số có độ chính xác cao có thể dùng để tạo ra các điểm tham chiếu.

Theo Ken Baldwin, đồng tác giả nghiên cứu thuộc ANU, công nghệ mới này đặc biệt hữu dụng cho kính viễn vọng SKA trong một nỗ lực toàn cầu nhằm phát hiện các sóng vô tuyến từ sâu trong không gian với độ nhạy gấp khoảng 50 lần kính viễn vọng Hubble.

Phương pháp phát tham chiếu tần số có độ ổn định cao hứa hẹn sẽ thay thế cho việc sử dụng đồng hồ nguyên tử đắt đỏ với chi phí lên tới 200.000 USD/chiếc.

SKA là dự án kính viễn vọng vô tuyến đang được xây dựng tại Australia, New Zealand và Nam Phi. Sau khi hoàn tất, các kính viễn vọng đơn lẻ sẽ được kết nối để tạo ra kính viễn vọng tần số lớn nhất thế giới.

Ông Baldwin nhấn mạnh công nghệ mới này không đòi hỏi sự thay đổi đáng kể nào đối với mạng lưới cáp quang và dễ dàng thực hiện.

Thông qua việc thử nghiệm trên cáp quang, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng việc phát chuẩn tần số ổn định không ảnh hưởng đến dữ liệu hoặc các cuộc gọi trên các kênh khác.

Điều này có vai trò quan trọng trong việc giành được sự hợp tác từ các công ty viễn thông sở hữu các mạng lưới cáp quang này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 03/03/2025
Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Đăng ngày: 01/03/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News