Phát triển thành công da nhân tạo có thể bầm tím như thật

Khi chịu lực tác động mạnh, da nhân tạo I-skin sẽ chuyển từ màu vàng nhạt ban đầu thành tím xanh trong khoảng 2-5 tiếng.

Phát triển thành công da nhân tạo có thể bầm tím như thật
Thí nghiệm khiến da nhân tạo I-skin bầm tím. (Ảnh: ACS Applied Materials & Interfaces).

Nhóm nghiên cứu Trung Quốc phát triển da nhân tạo I-skin có thể tăng hiệu quả của các bộ phận giả và robot bằng cách giúp chúng cảm nhận được vết thương giống như con người, New Atlas hôm 21/6 đưa tin. Vật liệu mới sử dụng một loại gel đặc biệt có khả năng đổi màu khi chịu lực tác động để mô phỏng vết bầm tím, cung cấp dấu vết tổn thương có thể thấy bằng mắt thường. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí ACS Applied Materials & Interfaces.

Giới chuyên gia cho rằng da nhân tạo gắn thêm thiết bị điện tử và nhiều loại cảm biến sẽ giúp tăng hiệu quả cho robot và bộ phận giả vì chúng giúp mô phỏng các hành vi của con người chân thật hơn. Thế giới đã phát triển được các loại da nhân tạo đổi màu để phản ứng với lực, lấy cảm hứng từ rắn để cảm nhận nhiệt và mô phỏng xúc giác nhờ bơm không khí.

Nhóm tác giả của nghiên cứu mới đi theo con đường hơi khác, đó là sử dụng các vật liệu dẫn ion thay vì chất dẫn điện không phải lúc nào cũng tương thích với cơ thể người. Họ phát triển hợp chất organo-hydrogel ion chứa các phân tử spiropyran. Phân tử này chuyển từ màu vàng nhạt sang tím xanh khi chịu tác động cơ học, gần giống da người.

Từ đó, nhóm nghiên cứu tạo ra I-skin. I-skin được dán vào các bộ phận cơ thể khác nhau của tình nguyện viên như ngón tay, bàn tay, đầu gối rồi tiến hành thí nghiệm.

Qua các thí nghiệm, họ chứng minh được I-skin có thể uốn cong và kéo giãn mà không "bầm tím", dù điều này ảnh hưởng đến tín hiệu điện tử của loại da mới. Tuy nhiên, việc ấn, đánh hay véo một cách thô bạo và lặp lại nhiều lần sẽ khiến nó chuyển màu. Vết tím vẫn còn lưu lại trong khoảng 2-5 giờ trước khi trở về màu sắc gốc.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giấc ngủ không đối xứng là gì? Con người có thể thức và ngủ cùng một lúc không?

Giấc ngủ không đối xứng là gì? Con người có thể thức và ngủ cùng một lúc không?

Nhiều loài động vật cần ngủ, ngay cả những loài sứa không có não cũng đi vào trạng thái giống như ngủ, khi mà chúng bơi và phản ứng chậm hơn với các chuyển động xung quanh.

Đăng ngày: 23/06/2021
3 lưu ý khi ăn cải thảo nếu không muốn rước thêm bệnh tật vào người

3 lưu ý khi ăn cải thảo nếu không muốn rước thêm bệnh tật vào người

Cải thảo vốn là loại rau quen thuộc với nhiều gia đình, nó không những ngon miệng, có nhiều cách chế biến mà còn giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Đăng ngày: 23/06/2021
Thí nghiệm

Thí nghiệm "làm chuột đực có thai" ở Trung Quốc gây phẫn nộ

Mạng xã hội Trung Quốc đang dậy sóng trước nghiên cứu về khả năng mang thai và sinh con của chuột đực, theo South China Morning Post.

Đăng ngày: 21/06/2021
Nhà khoa học Việt làm khẩu trang vải ngăn Covid-19

Nhà khoa học Việt làm khẩu trang vải ngăn Covid-19

Khẩu trang làm từ vải cotton và vật liệu graphene kết hợp nano bạc giúp kháng khuẩn, ngăn giọt lỏng chứa nCoV do Đại học Bách khoa TP HCM sản xuất.

Đăng ngày: 21/06/2021
Sự thay đổi cấu trúc não khi thực hành thiền định

Sự thay đổi cấu trúc não khi thực hành thiền định

Những lợi ích của thiền đã được củng cố bằng các chứng cứ mới được tìm thấy ở lĩnh vực khoa học thần kinh trong năm năm qua.

Đăng ngày: 19/06/2021
Máy ICD trong cơ thể Christian Eriksen hoạt động ra sao?

Máy ICD trong cơ thể Christian Eriksen hoạt động ra sao?

Sau sự cố ở trận mở màn Euro 2020, Eriksen sẽ phải cấy máy tạo nhịp tim nhằm đảm bảo an toàn tính mạng về sau.

Đăng ngày: 18/06/2021
Chất thức thần DMT là gì? Nó có thực sự đem lại các lợi ích về tâm linh như nhiều người nghĩ?

Chất thức thần DMT là gì? Nó có thực sự đem lại các lợi ích về tâm linh như nhiều người nghĩ?

Thời gian gần đây, việc sử dụng các chất thức thần (psychedelics) nhằm đạt được một số trải nghiệm và cảm giác kỳ lạ đang dần trở thành một trào lưu trong cộng đồng những người trẻ tuổi.

Đăng ngày: 18/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News