Phi hành gia Ấn Độ bay vào vũ trụ bằng thiết bị của Nga

Cơ quan hàng không vũ trụ Ấn Độ có thể sẽ chọn bộ quần áo vũ trụ do Nga sản xuất cho chương trình đưa người vào không gian Gaganyaan.

Theo Hindustan Times, các phi hành gia Ấn Độ tham gia sứ mệnh không gian có người lái đầu tiên của nước này nhiều khả năng sẽ bay vào vũ trụ với đồ phi hành gia do Nga sản xuất.

Hindustan Times dẫn báo cáo của Cơ quan nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) có thể sẽ đưa ra lựa chọn sử dụng đồ phi hành gia do nước ngoài chế tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật do chương trình Gaganyaan đề ra. Điều này là nhằm bảo đảm an toàn hơn cho các phi hành gia trong sứ mệnh đầu tiên.

Hiện tại ISRO đang phát triển mẫu đồ phi hành gia nội địa là IVA và bộ đồ này sắp hoàn tất thử nghiệm.

ISRO hiện chưa xác nhận thông tin Hindustan Times đăng tải.

Phi hành gia Ấn Độ bay vào vũ trụ bằng thiết bị của Nga
Các mẫu đồ phi hành gia do công ty Zvezda của Nga phát triển. (Ảnh: Sputnik).

Trong chương trình đưa người vào không gian Gaganyaan, Ấn Độ có sự hợp tác chặt chẽ với Nga qua nhiều thỏa thuận hợp tác không gian khác nhau. Lãnh đạo Nga - Ấn Độ cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác trong các chuyến bay đưa người vào không gian vào năm 2018. ISRO cũng nhận được sự hỗ trợ từ Nga trong việc phát triển hệ thống sự sống , modul phi hành đoàn và đào tạo phi hành gia.

Trong chuyến thăm Vladivostok năm 2019, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi từng đề cập rằng “sự hợp tác lâu dài trong lĩnh vực không gian giữa Ấn Độ và Nga đang chạm đến những tầm cao mới” .

Năm 2020, bốn phi hành gia của ISRO đã được lựa chọn đã tới Nga để tham gia khóa huấn luyện bay vào vũ trụ chung tại Trung tâm đào tạo phi hành gia Gagarin ở Thành phố Ngôi Sao, ngoại ô Moskva. Các phi hành gia sau đó tiếp tục quá trình huấn luyện cho sứ mệnh ở Ấn Độ.

Glavkosmos, một công ty con của Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos cho biết, các phi hành gia Ấn Độ đã đến thăm nhà máy Zvezda để đo các thông số nhân trắc học  để sản xuất đồ phi hành gia.

Sreedhara Somanath, lãnh đạo ISRO cho biết, năm 2024 chương trình Gaganyaan sẽ sẵn sàng đi vào hoạt động. Sứ mệnh đưa người vào không gian có khả năng được khởi động vào năm 2025.

Theo kế hoạch của chương trình Gaganyaan, ba phi hành gia của Ấn Độ sẽ thực hiện chuyến bay lên không gian ở quỹ đạo 400 km và quay trở lại Trái Đất

Một loạt các cuộc thử nghiệm dự kiến ​​sẽ được tiến hành trong những tháng trước khi phóng. Điều này bao gồm chuyến bay thử nghiệm với robot hình người tên là Vyomitra và chuyến bay không người lái trước sứ mệnh có người lái.

Vào tháng 10 năm ngoái, ISRO đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên để chuẩn bị cho Gaganyaan. Modul phi hành đoàn trong thử nghiệm đã lộn ngược khi quay trở lại Trái Đất. Năm nay, ISRO sẽ thử nghiệm modul  phi hành đoàn một lần nữa để đảm bảo nó vẫn đứng thẳng sau khi rơi xuống biển.

Trong năm 2023, cơ quan vũ trụ Ấn Độ đã đạt được một số thành tựu mang tính bước ngoặt khi phóng thành công sứ mệnh tàu thăm dò Chandrayaan-3 tới cực nam của Mặt trăng. Vào tháng 9, ISRO đã khởi động sứ mệnh đầu tiên của nước này tới Mặt Trời, với tàu thăm dò Aditya-L1. Tuần trước, Aditya-L1 đã được đưa vào quỹ đạo thành công và nó sẽ hoạt động ngoài không gian trong 5 năm tới sẽ thực hiện các quan sát trong 5 năm tới.

Sau thành công hạ cánh xuống Mặt trăng, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kêu gọi cơ quan vũ trụ đặt mục tiêu thành lập trạm vũ trụ của riêng Ấn Độ vào năm 2035 và đưa người Ấn Độ đầu tiên lên Mặt trăng vào năm 2040.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vượt 9 tỉ năm ánh sáng, “hố vũ trụ” trực diện người Trái đất

Vượt 9 tỉ năm ánh sáng, “hố vũ trụ” trực diện người Trái đất

To gấp 15 lần trăng tròn theo góc nhìn từ Trái đất, sự xuất hiện của vật thể ma quái đã làm đảo lộn các quy luật vũ trụ học.

Đăng ngày: 15/01/2024
Tàu đổ bộ Mặt trăng tư nhân của Mỹ đang rơi trở lại Trái đất

Tàu đổ bộ Mặt trăng tư nhân của Mỹ đang rơi trở lại Trái đất

Tàu đổ bộ Peregrine của Công ty Astrobotic sau khi thất bại trong việc đáp lên Mặt trăng, nay đang hướng về Trái đất. Có khả năng tàu sẽ bốc cháy trong bầu khí quyển.

Đăng ngày: 15/01/2024
Tại sao lên Mặt trăng ngày nay

Tại sao lên Mặt trăng ngày nay "khó" hơn 50 năm trước?

Thách thức trong việc chế tạo tàu, quá trình hạ cánh và sự thiếu kinh nghiệm của các công ty tư nhân khiến nhiều tàu đổ bộ Mặt trăng gần đây thất bại.

Đăng ngày: 15/01/2024
Siêu tân tinh hóa hố đen: Phát hiện có thể thay đổi cách nhìn về vũ trụ

Siêu tân tinh hóa hố đen: Phát hiện có thể thay đổi cách nhìn về vũ trụ

Giới thiên văn học vừa quan sát được khung cảnh ngoạn mục của một siêu tân tinh đang " biến hình".

Đăng ngày: 15/01/2024
Mối đe dọa khổng lồ của Betelgeuse: Nếu phát nổ, nó có thể sẽ nuốt trọn Trái đất?

Mối đe dọa khổng lồ của Betelgeuse: Nếu phát nổ, nó có thể sẽ nuốt trọn Trái đất?

Ở rìa vũ trụ, cụm sao Betelgeuse đang lặng lẽ cháy, nó nổi tiếng với sức mạnh khổng lồ và năng lượng kỳ lạ.

Đăng ngày: 14/01/2024
10 siêu vật thể hình trái chuối “xuyên không” từ vũ trụ cổ đại

10 siêu vật thể hình trái chuối “xuyên không” từ vũ trụ cổ đại

Một phân tích mới dựa trên dữ liệu kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới đã tiết lộ những vật thể hoàn toàn gây sốc của vũ trụ " sơ sinh".

Đăng ngày: 14/01/2024
Cư dân bí ẩn trong không gian PRC 1 - Vệ tinh được thiết kế chỉ để tồn tại 20 ngày nhưng tồn tại hơn 50 năm

Cư dân bí ẩn trong không gian PRC 1 - Vệ tinh được thiết kế chỉ để tồn tại 20 ngày nhưng tồn tại hơn 50 năm

Tuổi thọ thiết kế cùa PRC 1 chỉ có 20 ngày nhưng hiện tại vệ tinh này đã tồn tại trong không gian hơn 50 năm.

Đăng ngày: 13/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News