Phi hành gia chuẩn bị bay lên ISS bằng tàu SpaceX lần hai

4 phi hành gia đã tới Trung tâm Vũ trụ Kennedy, sẵn sàng cho chuyến bay tiếp theo bằng tàu Dragon vào tuần tới.

Theo dự kiến, ba phi hành gia người Mỹ gồm chỉ huy Mike Hopkins, phi công Victor Glover, nhà vật lý Shannon Walker và phi hành gia Nhật Bản Soichi Noguchi sẽ cất cánh vào tối ngày 14/11 theo giờ địa phương. Đây sẽ là chuyến bay nhanh lên ISS, kéo dài chưa đến 9 giờ. Các phi hành gia đã đặt tên cho tàu Dragon chở họ là Resilience. Họ phải cách ly một tuần và tuân thủ các biện pháp giữ an toàn như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội từ rất lâu trước đó.

Phi hành gia chuẩn bị bay lên ISS bằng tàu SpaceX lần hai
Các phi hành gia theo thứ tự từ trái sang phải: Shannon Walker, Victor Glover, Michael Hopkins, và Soichi Noguchi. (Ảnh: SpaceX).

4 người sẽ ở lại trạm vũ trụ trên quỹ đạo cho tới mùa xuân năm sau, khi nhóm thay thế tới ISS bằng một chiếc tàu Dragon khác. Phiên bản chở hàng của tàu Dragon cũng sẽ thường xuyên vận chuyển thức ăn và vật tư. SpaceX hy vọng có thể phóng 7 tàu Dragon trong 14 tháng tới gồm 3 tàu chở người và 4 tàu chở hàng.

NASA thuê các công ty tư nhân để chở hàng hóa và phi hành đoàn lên ISS sau khi tàu con thoi dừng hoạt động vào năm 2011. Trước đó, những phi hành gia Mỹ vẫn bay bằng tàu Soyuz của Nga với chi phí ngày càng tăng. NASA phải chi 90 triệu USD cho một ghế trên tàu Soyuz. SpaceX chấm dứt sự phụ thuộc của NASA vào Nga hồi tháng 5 khi chở thành công hai phi hành gia lên ISS từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy. SpaceX đã kiểm tra kỹ lưỡng tàu đưa bộ đôi trở về Trái Đất, dẫn tới một số thay đổi cho lần bay thứ hai.

Các kỹ sư phát hiện sự xói mòn ở tấm chắn nhiệt do nhiệt độ cao trong quá trình hồi quyển. Công ty đã gia cố bộ phận dễ hư hỏng này trong lần phóng sắp tới, theo Hans Koenigsmann, phó giám đốc công ty. SpaceX cũng chỉnh sửa hệ thống đo độ cao để bung dù, sau khi những chiếc dù mở hơi trễ trong chuyến bay đầu tiên. Gần đây, hai động cơ của tên lửa Falcon cũng được thay thế do nhiễm khuẩn từ lớp sơn đỏ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu phát hiện sao lùn nâu nhờ kính viễn vọng vô tuyến

Lần đầu phát hiện sao lùn nâu nhờ kính viễn vọng vô tuyến

Các nhà thiên văn đảo ngược quá trình thông thường để tìm ra một sao lùn nâu, hay siêu hành tinh, với kính viễn vọng LOFAR tại Hawaii.

Đăng ngày: 10/11/2020
Lỗ đen không phát ra ánh sáng, vậy làm sao biết được vị trí của chúng?

Lỗ đen không phát ra ánh sáng, vậy làm sao biết được vị trí của chúng?

Không gian vũ trụ không thiếu những thế lực có thể tàn phá hành tinh nhỏ bé của chúng ta, từ những thiên thạch có khả năng phá hủy toàn bộ hệ sinh thái trên Trái Đất đến những vụ nổ siêu tân tinh có thể xé nát cả hành tinh.

Đăng ngày: 10/11/2020
Phương pháp mới cho phép chúng ta

Phương pháp mới cho phép chúng ta "nhìn" vật chất tối

Các nhà thiên văn học đã tìm ra cách mới để nghiên cứu quầng vật chất tối "vô hình" trong vũ trụ với độ chính xác cao.

Đăng ngày: 10/11/2020
Dịch vụ Internet vệ tinh của Elon Musk gây bất ngờ

Dịch vụ Internet vệ tinh của Elon Musk gây bất ngờ

Những kết quả kiểm tra thử nghiệm cho thấy tốc độ tải xuống của dịch vụ Starlink đạt mức 174 Mbps tại vùng nông thôn.

Đăng ngày: 10/11/2020
Sốc: Vật liệu sự sống xuất hiện ở 9 nơi trên thế giới ngoài hành tinh

Sốc: Vật liệu sự sống xuất hiện ở 9 nơi trên thế giới ngoài hành tinh

Trong quá trình thám thính mặt trăng Titan của Sao Thổ, tàu vũ trụ Cassini của NASA đã tìm thấy nước và dạng hỗn hợp có thể chính là những khối xây dựng sự sống giống Trái Đất sơ khai.

Đăng ngày: 09/11/2020
Tàu vũ trụ siêu nhỏ in 3D tự di chuyển

Tàu vũ trụ siêu nhỏ in 3D tự di chuyển

Một nhóm nhà vật lý học ở Đại học Leidon in 3D phiên bản siêu nhỏ của USS Voyager, một tàu vũ trụ trong bộ phim khoa học viễn tưởng Star Trek.

Đăng ngày: 09/11/2020
Có một hành tinh bị văng khỏi Hệ Mặt trời

Có một hành tinh bị văng khỏi Hệ Mặt trời

Các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Carnegie cho biết một hành tinh băng khổng lồ nằm giữa Thổ tinh và Thiên Vương tinh đã văng ra khỏi Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 09/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News