Phi hành gia đón Giáng sinh như thế nào?
4 phi hành gia đã gửi lời chúc Giáng sinh đến với mọi người thông qua một video.
Ngày 23/12, NASA đăng tải video đón Giáng sinh trên không gian của các phi hành gia. Cụ thể, các phi hành gia gồm: Christina Koch, Drew Morgan và Jessica Meir cùng chỉ huy Luca Parmitano đã gửi lời chúc mừng đến với mọi người nhân ngày Giáng sinh.
Đoạn video dài dưới 3 phút, mang đến một cái nhìn dễ thương bên trong Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Cả 4 phi hành gia đều mặc áo thun tay dài, có màu đỏ và trắng mang đậm chất Giáng sinh. Các phi hành gia chia sẻ, họ dành thời gian nghĩ về gia đình trong ngày lễ.
Cả 4 phi hành gia đều mặc áo thun tay dài, có màu đỏ và trắng mang đậm chất Giáng sinh.
Các phi hành gia sẽ có một bữa ăn đặc biệt trong ngày Giáng sinh. Morgan tiết lộ thực đơn bao gồm món cá hồi hun khói. Tuy nhiên, họ không thể làm món bánh trái cây. “Chúng tôi đã cố gắng làm món bánh trái cây ngoài không gian nhưng đã thất bại”, Christina Koch nói.
Ngoài thức ăn, còn có nước táo lên men và ca cao nóng. Cả 2 điều được đựng trong túi kim loại. Đây không phải là một bữa ăn quá hoàn hảo, các phi hành gia chỉ dùng những thứ có sẵn trên tàu.
Ngày 3/10, đoàn thám hiểm Expedition 61 di chuyển vào không gian trên tàu Soyuz MS-12. Hiện tại, Expedition 61 đã đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Nhóm nghiên cứu đã sửa chữa một số bộ phận ở bên ngoài trạm vũ trụ. Bên cạnh đó, họ lắp đặt các bộ phận mới nhằm đảm bảo hoạt động của trạm vũ trụ trong tương lai.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
