Phục dựng thành công xe ngựa 2.800 năm nạm hàng nghìn đá quý
Một nhóm chuyên gia khảo cổ khôi phục hình dáng ban đầu của cỗ xe ngựa đắt giá thời Tây Chu, bọc đồng và nạm 10.000 viên ngọc lam.
Cỗ xe ngựa rộng 3m ra đời khoảng năm 800 trước Công nguyên, dưới triều Tây Chu, được phát hiện gần kinh đô đầu tiên của vương triều này ở tỉnh Thiểm Tây ngày nay. Cỗ xe chạy hai bánh xe bằng gỗ với bộ khung bọc đồng, trang trí nhiều hình chạm khắc bằng kim loại và đá quý.
"Đây là cỗ xe ngựa xa xỉ nhất từ thời Tây Chu mà chúng tôi từng xác định niên đại", giáo sư Wang Liqin và đồng nghiệp ở trường di sản văn hóa tại Đại học Tây Bắc nhận xét trong bài báo đăng trên tạp chí của trường (Natural Science Edition) hôm 20/10.
Hình dáng mặt trước cỗ xe ngựa. (Ảnh: SCMP).
Điều khiến các nhà nghiên cứu bất ngờ nhất là sự tồn tại của 10.000 mẩu ngọc lam, một trong những loại đá có giá trị nhất thời Đồ đồng. Nhóm nghiên cứu của Wang mất nhiều giờ làm việc với sự hỗ trợ của thiết bị khoa học tiên tiến để tìm hiểu quá trình trang trí xe ngựa công phu và tinh xảo. Cỗ xe bao gồm hơn 400 chi tiết bằng đồng, trong đó thợ thủ công tạo ra nhiều lỗ nhỏ chuẩn xác để gắn vật liệu trang trí. Ngoài ra, mỗi viên đá quý cũng được cắt và đánh bóng hoàn chỉnh để đặt vừa vặn vào chi tiết bằng đồng.
Khi phát hiện năm 2014 năm ở Hà Giai, ngôi làng ở ngoại ô thành phố Bảo Kê, cỗ xe ngựa tồi tàn đến mức bị nhầm với một loại phương tiện tương đối phổ biến dùng để chở hàng hoặc làm vũ khí chiến đấu. Địa điểm khai quật nằm trên cánh đồng màu mỡ từng là kinh đô đầu tiên của nhà Chu. Nhà Chu lật đổ nhà Thương vào khoảng năm 1046 trước Công nguyên và trị vì gần 800 năm, lâu hơn bất kỳ triều đại nào trong lịch sử Trung Quốc.
Các nhà khảo cổ học khai quật số lượng lớn cổ vật và vật liệu trong vùng, bao gồm bản khắc trên xương, nhà máy, nền móng của những công trình giống kim tự tháp. Nhưng vào khoảng năm 700 trước Công nguyên, cuối thời Tây Chu, cuộc xâm lược của các bộ lạc du mục từ phía tây khiến hoàng đế nhà Chu phải rút về hướng đông, bỏ lại nhiều thành trì, bao gồm khu vực khai quật cỗ xe ngựa.
Nhóm khảo cổ tìm thấy di chỉ khi kiểm tra ảnh chụp từ trên cao đất nông nghiệp và nhận thấy khoảng đất có lúa mọc nhanh hơn những nơi khác trên cánh đồng, chứng tỏ có vật thể chôn bên dưới. Nhóm của Wang vẫn đang nỗ lực tìm hiểu chủ nhân của cỗ xe ngựa. Họ suy đoán người này thuộc tầng lớp thống trị trong xã hội. Ngoài chi phí trang trí, các nhà nghiên cứu còn phát hiện xác 4 con ngựa đen chôn phía trước cỗ xe và 4 con ngựa đỏ ở gần đó, chứng tỏ người này phải có khả năng cáng đáng chi phí mua và nuôi dưỡng hai đội ngựa khác nhau.
Xe ngựa với bánh xe có nan hoa xuất hiện trên thảo nguyên ở nước Nga và Ukraine ngày nay khoảng 4.000 năm trước. Phương tiện được sử dụng rộng rãi thời cổ đại. Phần lớn xe ngựa cổ từng được khai quật rất nhỏ và nhẹ, được thiết kế để cho tốc độ cao và độ linh hoạt, vì vậy cỗ xe ở Thiểm Tây với kích thước lớn hơn xe hơi hiện đại, rất hiếm gặp.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
