Phương pháp mới biến đổi ánh nắng mặt trời thành nhiên liệu

Các nhà khoa học đã phát minh ra một phương pháp mới chuyển đổi ánh nắng mặt trời thành nhiên liệu nhờ biến đổi quá trình quang hợp ở thực vật.

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Cambridge đã phát minh ra kĩ thuật liên quan đến tách nước thành khí oxy và khí hydro ở thực vật.


Khí hydro được sản sinh ra có thể trở thành một nguồn năng lượng tái tạo xanh và vô hạn. (Ảnh minh họa).

Theo các nhà nghiên cứu, khí hydro được sản sinh ra có thể trở thành một nguồn năng lượng tái tạo xanh và vô hạn.

Đội nghiên cứu đã sử dụng ánh nắng tự nhiên để chuyển đổi nước thành khí hydro và khí oxy nhờ sử dụng một hỗn hợp các thành phần sinh học và các công nghệ nhân tạo.

Katarzyna Sokó, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết: “Quang hợp tự nhiên không hiệu quả vì nó chỉ tiến hóa để sinh tồn nên nó chỉ tạo ra lượng năng lượng cần thiết tối thiểu – khoảng 1-2% khối lượng nó có thể biến đổi và dự trữ”.

Trong khi quang hợp nhân tạo đã có từ lâu, các kĩ thuật trước đây phụ thuộc vào các chất xúc tác – thường rất đắt đỏ và độc hại. Khác với những kĩ thuật này, kĩ thuật mới sử dụng một enzyme có tên hydrogenase, không độc hại.


Đội nghiên cứu sử dụng ánh nắng tự nhiên để chuyển đổi nước thành khí hydro và khí oxy - (Ảnh từ Katarzyna Sokó).

Bà Sokó giải thích: “Hydrogenase là một enzyme có trong tảo, có khả năng biến đổi các proton thành khí hydro. Trong quá trình tiến hóa, quá trình này đã bị vô hiệu hóa vì nó không cần thiết cho sự sinh tồn, nhưng chúng tôi đã thành công bỏ qua trạng thái không hoạt động để đạt được phản ứng như mong đợi – tách nước thành khí hydro và khí oxy”.

Các nhà nghiên cứu đang hi vọng rằng kĩ thuật của họ có thể được sử dụng trên phạm vi lớn hơn để biến ánh nắng mặt trời thành nhiên liệu.

Bà Sokó bổ sung: “Thật vui khi chúng tôi có thể lựa chọn có chọn lọc những quá trình chúng tôi muốn, và đạt được phản ứng mong đợi không thể đạt được trong tự nhiên. Đây có thể là một cơ sở tuyệt vời để phát triển các công nghệ năng lượng mặt trời. Phương pháp này có thể được sử dụng để kết hợp các phản ứng khác với nhau để xem có thể làm được gì, học hỏi từ những phản ứng này và sau đó tạo ra những công nghệ năng lượng mặt trời tổng hợp, thiết thực hơn”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khí hậu Địa Trung Hải

Khí hậu Địa Trung Hải

Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Đăng ngày: 12/02/2025
Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Đăng ngày: 11/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News