Phương pháp mới có thể chữa khỏi AIDS chỉ bằng một mũi tiêm

Các tác giả tại Israel phát hiện cách điều chỉnh tế bào bạch cầu B, giải phóng kháng thể chống lại HIV, từ đó giúp chữa khỏi căn bệnh này chỉ sau một lần tiêm.

Nghiên cứu mới do nhóm chuyên gia Đại học Tel Aviv, Israel, thực hiện và công bố trên tạp chí Nature Biotechnology.

Nhóm tác giả đề xuất phương pháp điều trị AIDS mới, có thể biến thành vaccine hoặc liệu trình chỉ một lần cho bệnh nhân HIV. Họ phát hiện việc điều chỉnh các tế bào bạch cầu loại B trong cơ thể bệnh nhân giúp giải phóng hàng loạt kháng thể chống HIV.

Hy vọng mới cho căn bệnh chưa thể chữa khỏi

Trong hàng thập kỷ qua, nhiều bệnh nhân AIDS (hay HIV giai đoạn cuối) đã được cải thiện nhờ sử dụng các loại thuốc, giúp họ chuyển từ tình trạng tử vong sang bệnh mạn tính. Tuy nhiên, giới khoa học vẫn không ngừng tìm kiếm loại thuốc có thể chữa khỏi vĩnh viễn cho bệnh nhân.

Phòng thí nghiệm của tiến sĩ Barzel, Trung tâm Y tế Sourasky (Ichilov), Đại học Tel Aviv, đã tiên phong trong việc phát triển phương pháp chữa khỏi HIV/AIDS chỉ sau một mũi tiêm. Nhóm của ông sử dụng công nghệ tế bào bạch cầu loại B được biến đổi gene, từ đó giải phóng các kháng thể trung hòa chống lại virus HIV - nguyên nhân gây bệnh.

Tế bào B là tế bào bạch cầu tạo ra kháng thể chống lại virus, vi khuẩn và các mầm bệnh khác. Tủy xương là nơi hình thành các tế bào B. Khi trưởng thành, các tế bào B di chuyển vào máu, hệ thống bạch huyết và các bộ phận khác trong cơ thể.

Phương pháp mới có thể chữa khỏi AIDS chỉ bằng một mũi tiêm
Các nhà khoa học Israel cho hay với phương pháp của họ, chỉ cần một mũi tiêm, người bệnh HIV/AIDS có thể được chữa khỏi. (Ảnh: Jewish Business News).

Đến nay, chỉ một số nhà khoa học có thể tạo ra tế bào B bên ngoài cơ thể. Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Biotechnology, nhóm chuyên gia Đại học Tel Aviv là người đầu tiên tạo ra các kháng thể như ý muốn ở bên ngoài cơ thể.

Họ sử dụng kỹ thuật di truyền, các chất mang virus được thiết kế không gây hại cho người bệnh mà chỉ mang gene mã hóa cho kháng thể, đi vào bên trong tế bào B. Họ cũng có thể đưa chính xác kháng thể vào vị trí mong muốn trong bộ gene tế bào B.

Trong nghiên cứu, tất cả động vật mô hình khi được điều trị bằng phương pháp này đều có phản ứng và lượng kháng thể trong máu khá cao. Nhóm tác giả khẳng định họ đã thành công khi sản xuất kháng thể từ máu và đảm bảo nó có hiệu quả trong việc vô hiệu hóa virus HIV trong đĩa thí nghiệm.

Công nghệ đằng sau

Việc chỉnh sửa gene tế bào B được nhóm tác giả thực hiện bằng công nghệ CRISPR. Đây là công nghệ dựa trên hệ thống miễn dịch của vi khuẩn chống lại virus. Vi khuẩn sử dụng hệ thống CRISPR như một loại “công cụ tìm kiếm” phân tử để xác định các chuỗi virus, phân rã và vô hiệu hóa chúng.

Hai nhà hóa sinh Emmanuelle Charpentier và Jennifer Doudna đã tìm ra cơ chế bảo vệ tinh vi, có thể định tuyến lại sự phân cắt của bất kỳ DNA nào được lựa chọn. Kể từ đó, công nghệ này được sử dụng để vô hiệu hóa các gene không mong muốn hoặc sửa chữa, chèn các gene mong muốn. Hai nhà nghiên cứu Doudna và Charpentier đã được quốc tế công nhận và trở thành người đoạt giải Nobel hóa học vào năm 2020.

Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả Israel kết hợp khả năng của CRISPR để đưa các gene vào các vị trí mong muốn. Nhờ vậy, họ có thể thiết kế lại tế bào B bên trong cơ thể bệnh nhân.

Phương pháp mới có thể chữa khỏi AIDS chỉ bằng một mũi tiêm
Các tác giả kỳ vọng phương pháp này không chỉ chữa được HIV mà còn nhiều bệnh nguy hiểm khác như ung thư do virus, bệnh truyền nhiễm. (Ảnh: NIAID).

Các tác giả sử dụng hai chất mang virus thuộc họ AAV, một chất mang mã cho kháng thể mong muốn và chất mang thứ hai mã hệ thống CRISPR. Khi CRISPR cắt vào vị trí mong muốn trong bộ gene của tế bào B, nó sẽ chỉ đạo việc đưa gene mong muốn vào. Đó chính là gene mã hóa cho kháng thể chống lại virus HIV - nguyên nhân gây ra bệnh AIDS.

Tiến sĩ Barzel kết luận: “Chúng tôi đã phát triển phương pháp điều trị sáng tạo có thể đánh bại virus bằng cách tiêm một lần, với khả năng cải thiện đáng kể tình trạng của bệnh nhân. Khi các tế bào B được thiết kế gặp virus, virus sẽ kích thích và khuyến khích chúng phân chia. Vì vậy chúng tôi đang sử dụng chính nguyên nhân gây bệnh để chống lại nó. Hơn nữa, nếu virus thay đổi, các tế bào B cũng sẽ thay đổi theo để chống lại nó. Chúng tôi đã tạo ra loại thuốc đầu tiên có thể tiến hóa trong cơ thể và đánh bại virus trong "cuộc chạy đua vũ trang"".

Dựa trên nghiên cứu này, các tác giả hy vọng trong những năm tới, họ có thể sản xuất thành công loại thuốc điều trị bệnh AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác hay một số loại ung thư do virus gây ra như ung thư cổ tử cung, ung thư đầu cổ...

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kiểu đi bộ “độc lạ” tốt cho tim, xương, khớp, đốt cháy calo hiệu quả: Bạn đã biết chưa?

Kiểu đi bộ “độc lạ” tốt cho tim, xương, khớp, đốt cháy calo hiệu quả: Bạn đã biết chưa?

Đi bộ kiểu Bắc Âu là bài tập giúp rèn luyện cơ thể, tốt cho tim và cải thiện sức khỏe.

Đăng ngày: 06/07/2022
Khoa học phát hiện

Khoa học phát hiện "thủ phạm" khiến nỗi sợ hằn sâu trong tâm trí chúng ta

Sau khi trải qua một sự kiện đáng sợ, nhiều người không bao giờ quên được. Câu hỏi đặt ra là tại sao nỗi sợ đó cứ đeo bám chúng ta, trong khi những sự kiện khác bị ta quên lãng theo thời gian?

Đăng ngày: 05/07/2022
Cách tắm nắng bổ sung vitamin D an toàn

Cách tắm nắng bổ sung vitamin D an toàn

Thời gian phơi nắng tổng hợp vitamin D tốt nhất là khoảng 10h-15h, mỗi ngày 10-15 phút, song lưu ý thời gian này vào mùa hè có thể khiến trẻ bị bỏng da.

Đăng ngày: 04/07/2022
Pháp cảnh báo lạm dụng tinh bột nghệ có thể gây độc cho gan

Pháp cảnh báo lạm dụng tinh bột nghệ có thể gây độc cho gan

Ngày 29/6, Cơ quan An toàn Thực phẩm Quốc gia Pháp (ANSES) đã đưa ra cảnh báo, mọi người nên thận trọng khi tiêu thụ tinh bột nghệ như một loại thực phẩm chức năng.

Đăng ngày: 04/07/2022
Nghiên cứu gây sốc: Ngủ gật khi xem tivi có thể gây… tử vong sớm

Nghiên cứu gây sốc: Ngủ gật khi xem tivi có thể gây… tử vong sớm

Ngủ gật trên ghế sofa lúc xem tivi là thói quen của rất nhiều người, song nó không hề vô hại như ta vẫn tưởng.

Đăng ngày: 04/07/2022
Những thắc mắc thường gặp về não bộ

Những thắc mắc thường gặp về não bộ

Xoay quanh não bộ có nhiều thắc mắc và hiểu lầm thường gặp. Cuốn sách 'How The Brain Works: Hiểu hết về bộ não' cung cấp kiến thức về cơ quan thần kinh trung ương.

Đăng ngày: 02/07/2022
Thiết bị cấy ghép giúp giảm đau không cần thuốc

Thiết bị cấy ghép giúp giảm đau không cần thuốc

Thiết bị cấy ghép tương thích sinh học và hòa tan trong nước mới có thể thay thế thuốc giảm đau opioid và nhiều nhóm thuốc gây nghiện khác.

Đăng ngày: 02/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News