Phương pháp mới thử HIV

Các nhà khoa học vừa tìm ra một kỹ thuật mới phát hiện virus HIV giai đoạn đầu và theo dõi sự phát triển của AIDS mà không cần phải làm đông lạnh huyết tương. Phương pháp mới này rất thích hợp đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước châu Phi.

Theo Tổ chức chống AIDS của Liên hiệp quốc (UNAIDS) gần 1/3 các ca lây nhiễm HIV và chết vì AIDS trên toàn thế giới xảy ra ở các nước vùng cận Sahara. Một trong những nguyên nhân là dân chúng không có điều kiện kiểm tra HIV và chữa bệnh vì chi phí rất tốn kém.

Nhà khoa học John Crump và nhóm nghiên cứu của ông, thuộc Trường ĐH Duke vừa hoàn thành chuyến khảo sát kéo dài 10 tháng tại những vùng sâu vùng xa của Tanzania. Họ theo dõi các trẻ em mà bố mẹ bị nhiễm HIV, cần kiểm tra virus thường xuyên để xác định mức tiến triển thành AIDS.

Trong đợt khảo sát của mình các nhà nghiên cứu đã tìm ra một phương pháp mới là thử nghiệm trên vết máu khô gọi là phân tích DBS (do viết tắt của chữ Dried Blood Spot), thay vì phải phân tích trên mẫu huyết tương đông lạnh rất khó thực hiện, bởi phải đưa từ nơi nhóm khảo sát đến phòng thí nghiệm trung tâm tại Kilimanro, cách nhau 350km.

Họ đã tìm ra được mối liên quan chặt chẽ giữa kết quả phân tích huyết tương với kết quả phân tích DBS, từ đó có thể so sánh để quy về phương pháp chuẩn. “Công trình này có thể đặt nền móng cho một kỹ thuật mới để thử nghiệm và theo dõi sự tiến triển bệnh cho những bệnh nhân nhiễm HIV trong trương lai” . Đó là nhận định của BS John Bartlett, trợ lý Giám đốc Viện Y tế toàn cầu trực thuộc ĐH Duke.

Nếu khi một đứa trẻ nghi ngờ là đã nhiễm HIV, thì cần thử nghiệm HIV càng sớm càng tốt, vì việc điều trị phải thực hiện lâu dài (có khi suốt đời). Khi không có điều kiện kiểm tra theo kháng thể HIV điển hình, thì cần phải áp dụng các phương pháp khác, kể cả phương pháp DBS.

Kiểm tra virus là phương pháp tốt nhất để theo dõi tiến triển bệnh ở những người nhiễm HIV, đặc biệt để đưa ra phác đồ điều trị cho từng thời kỳ.  

Tại vùng sâu vùng xa của Tanzania, các nhà khoa học đã theo dõi trẻ em có bố mẹ bị nhiễm HIV. (Ảnh minh họa: Vetaid.org)

Nhưng tại Tanzania muốn kiểm tra virus HIV và các mẫu máu của bệnh nhân ở các địa phương phải chuyển đi rất xa tới những nơi có đầy đủ thiết bị. Huyết tương cần phải giữ lạnh liên tục trong suốt quá trình chuyên chở là một thách thức lớn đối với họ và là điều gần như không thể. Vì vậy kết quả không còn chính xác nữa.

Bartlett đã chỉ ra chi phí thấp của phương pháp này và cho biết: "Xác định bằng vết máu khô có nhiều ưu điểm so với phương pháp huyết tương làm lạnh. Trước khi đưa vào áp dụng trong chương trình chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV, vẫn cần phải tiếp tục đánh giá thêm. Nhưng những nghiên cứu rộng rãi phương pháp DBS cho thấy phương pháp rất có triển vọng”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News