Phương pháp mới trong việc điều trị bệnh tiểu đường

Một tuyến tụy nhân tạo, liên tục kiểm soát mức độ đường huyết giúp cung cấp kịp thời insulin mang lại hiệu quả hơn so với phương pháp tiêm insulin truyền thống trong kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 1. Đây là phát hiện của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu lâm sàng Montreal (IRCM), Canada.

Nghiên cứu của IRCM công bố trên Tạp chí Hội y học Canada ngày 28/1 cho biết thử nghiệm được tiến hành đối với các bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 cho thấy tuyến tụy nhân tạo có hai kích thích tố đã cải thiện 15% mức độ đường trong máu và hạ thấp nguy cơ giảm đường huyết tới 8 lần so với các phương pháp bổ sung insulin hiện nay.

Hệ thống tuyến tụy nhân tạo được xây dựng trên cơ sở thuật toán thông minh thường xuyên kiểm soát sự thay đổi mức độ đường huyết của người bệnh để tính toán lại lượng insulin cần thiết.

Theo các phương pháp bổ sung insulin truyền thống, bệnh nhân tiểu đường thường xuyên phải tự kiểm tra đường huyết để kiểm soát lượng insulin đưa vào cơ thể.

Theo các nhà nghiên cứu, thực tế khoảng 2/3 số người bệnh không thực hiện được việc này.

Tuyến tụy nhân tạo có thể đáp ứng được yêu cầu này đồng thời hạ thấp nguy cơ giảm insulin trong máu, tình trạng nguy hiểm nhất đối với các bệnh nhân tiểu đường và là tác động ngược hay gặp phải nhất trong liệu pháp insulin.

Bên cạnh đó, tuyến tụy nhân tạo có thể phân phối glucogon, chất giúp làm tăng mức độ đường trong máu khi chúng quá thấp.

Tiểu đường tuýp 1 là căn bệnh xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, dẫn đến mức độ đường huyết cao nguy hiểm.

Kiểm soát đường huyết bằng cách tiêm insulin là chìa khóa ngăn chặn những biến chứng có liên quan tới đường huyết cao như mù lòa hay suy thận.

Việc chữa trị cũng góp phần ngăn chặn giảm insulin trong máu - tình trạng xảy ra khi đường huyết quá thấp có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh nhân bị lẫn lộn, mất phương hướng thậm chí mất nhận thức.

Các nhà nghiên cứu của IRCM cho biết sẽ tiến hành các thử nghiệm lâm sàng nhằm kiểm tra tác dụng của hệ thống tuyến tụy nhân tạo trong thời gian dài hơn và trên mọi nhóm tuổi.

Phát hiện này được đánh giá là có tiềm năng cải thiện đáng kể việc kiểm soát bệnh tiểu đường và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News