Quái thú chưa từng thấy lộ diện sau 138 triệu năm ẩn mình

Một sinh vật chưa từng được khoa học ghi nhận đã được tìm thấy tại "lãnh địa quái thú" Patagonia của Argentina.

Trong hình ảnh được các nhà khoa học tái hiện, loài quái thú vừa được đặt tên là Emiliasaura alessandrii hiện lên với thân hình nhiều màu sắc, vẻ ngoài giống bò sát nhưng có cặp chân và dáng đi khá giống đà điểu.

Quái thú chưa từng thấy lộ diện sau 138 triệu năm ẩn mình
Quái thú Emiliasaura alessandrii ở Argentina - (Ảnh đồ họa: Jorge Gonzalez).

Theo Sci-News, loài quái thú mới đã được xác định từ các phần xương lộ ra tại 2 địa điểm khác nhau thuộc khu vực Patagonia của Argentina, nơi nổi tiếng với hóa thạch của vô số sinh vật thời khủng long.

Cụm mẫu vật đầu tiên bao gồm xương quạ, xương chi trước và chi sau bên phải hoàn chỉnh, trong khi cụm mẫu vật thứ hai bảo tồn các thành phần đốt sống, cung xương, xương chậu không hoàn chỉnh và chi sau gần như hoàn chỉnh.

Một nhóm nghiên cứu lớn từ Argentina, Canada và một số nước châu Âu đã thu thập và phân tích mẫu vật, xác định đây là một loài khủng long chưa từng được ghi nhận trước đây.

Emiliasaura alessandrii là một thành viên của phân nhóm Iguanodontia, một thành viên của nhóm khủng long chân chim Ornithopoda.

Nó sống vào khoảng 138 triệu năm về trước, tức đầu kỷ Phấn Trắng, được biết đến như thời đại hoàng kim của gia tộc khủng long.

“Sự đa dạng của khủng long quanh ranh giới kỷ Jura - Phấn Trắng là một chương độc đáo được đánh dấu bằng sự hình thành của một số dòng dõi chính” - TS Rodolfo Coria từ Hội đồng Nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quốc gia Argentina, tác giả đầu tiên của nghiên cứu, cho biết.

Tuy nhiên, hồ sơ về khủng long trong thời kỳ đầu của kỷ Phấn Trắng còn rất hạn chế, đặc biệt là ở Nam Mỹ.

Vì vậy, Emiliasaura alessandrii đã xuất hiện như một kho tàng hiếm có đối với các nhà cổ sinh vật học, giúp họ rất nhiều trong việc hoàn thiện bức tranh về thế giới quái thú thời kỳ này.

Nghiên cứu về sinh vật độc đáo này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Cretaceous Research.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những kẻ săn mồi bí ẩn trong kỷ nguyên của khủng long

Những kẻ săn mồi bí ẩn trong kỷ nguyên của khủng long

Các nhà khoa học phát hiện thời tiền sử, ngoài những con khủng long to lớn còn có những kẻ săn mồi bí ẩn khác.

Đăng ngày: 21/10/2024
Sinh vật 600 triệu tuổi

Sinh vật 600 triệu tuổi "khó định nghĩa" hiện hình nguyên vẹn

Sinh vật kỳ lạ mang dấu chấm hỏi trên lưng là đại diện cho lớp động vật vĩ mô phức tạp đầu tiên xuất hiện trên địa cầu vào cuối liên đại Ẩn Sinh.

Đăng ngày: 21/10/2024
Đầu hổ Tasmania ngâm 110 năm cho manh mối hồi sinh loài

Đầu hổ Tasmania ngâm 110 năm cho manh mối hồi sinh loài

Dựa vào mẫu vật đầu hổ Tasmania, các chuyên gia tái tạo bộ gene gần như hoàn chỉnh, mở đường cho việc hồi sinh loài vật tuyệt chủng này.

Đăng ngày: 21/10/2024
Phát hiện di chỉ khảo cổ quý hiếm của thời đại Kim khí tại Vườn Chuối

Phát hiện di chỉ khảo cổ quý hiếm của thời đại Kim khí tại Vườn Chuối

Đoàn công tác khai quật khảo cổ học vừa công bố nhiều phát hiện quan trọng liên quan đến thời đại Kim khí tại Di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối (thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội).

Đăng ngày: 21/10/2024
Vấn nạn trộm mộ ở Ai Cập cổ đại

Vấn nạn trộm mộ ở Ai Cập cổ đại

Năm 1871 tại Meidum (Ai Cập), các nhà khảo cổ háo hức tiến hành khai quật lăng mộ của một hoàng tử sống trong thời cổ đại.

Đăng ngày: 20/10/2024

"Cổng địa ngục" lộ ra bên dưới di tích Zapotec nổi tiếng ở Mexico

Radar xuyên đất đã tiết lộ một mê cung ngầm bên dưới di tích Mitla của người Zapotec.

Đăng ngày: 20/10/2024
4 phát hiện lớn nhất tại lăng mộ Tần Thủy Hoàng 50 năm qua

4 phát hiện lớn nhất tại lăng mộ Tần Thủy Hoàng 50 năm qua

Từ năm 1974, các nhà khảo cổ làm việc ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng tại Tây An, Thiểm Tây có nhiều phát hiện giúp tăng cường hiểu biết về vị hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.

Đăng ngày: 20/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News