Quần thể ong mật trên thế giới có thể bị xóa sổ vì một loài virus nguy hiểm?

Một nhà khoa học hàng đầu cảnh báo quần thể ong toàn cầu có thể bị đe dọa bởi một loại virus mới được phát hiện.

Giáo sư Tiến sĩ Robert Paxton đến từ Đại học Martin Luther Halle Wittenberg (MLU) ở thành phố Halle, Lower Saxony, Đức, cảnh báo biến thể mới nhất của virus Deformed Wing có thể quét sạch quần thể ong mật trên toàn thế giới.

Quần thể ong mật trên thế giới có thể bị xóa sổ vì một loài virus nguy hiểm?
Virus Deformed Wing là mối đe dọa lớn nhất đối với ong mật hiện nay.

Paxton đứng đầu Khoa Động vật học Tổng quát của trường đại học MLU. Chuyên gia nổi tiếng về ong mật và các bệnh của ong rừng cảnh báo: "Virus Deformed Wing là mối đe dọa lớn nhất đối với ong mật hiện nay. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của chúng tôi đã chỉ ra biến thể mới rất dễ lây lan và đang giết chết loài ong nhanh hơn”.

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã phân tích các biến thể của virus trong 20 năm qua và phát hiện ra biến thể virus này có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho cánh của côn trùng trước khi giết chết chúng.

Biến thể mới của virus được lan truyền qua bọ ve varroa và là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với ong mật trên thế giới. Những con ve này xâm nhập tổ ong và sinh sản bằng cách đẻ trứng vào nhộng.

Nghiên cứu mới nhất của MLU đã tiết lộ biến thể mới đã thay thế biến thể cũ ở châu Âu và đang nhanh chóng lan rộng ra các khu vực khác. Các nhà khoa học tại MLU đã kiểm tra 3.000 bộ dữ liệu khác nhau để xác định các vùng chịu ảnh hưởng do biến thể mới.

Paxton giải thích: "Phân tích của chúng tôi xác nhận rằng biến thể mới đã trở thành biến thể hàng đầu ở châu Âu. Chúng tôi lo sợ biến thể này sẽ sớm lan ra toàn thế giới và vấn đề chỉ là thời gian”.

Biến thể mới được gọi là DVW-B lần đầu tiên được phát hiện ở Châu Âu và Châu Phi vào những năm đầu của thiên niên kỷ này. Nó bắt đầu lan rộng ở Bắc và Nam Mỹ vào năm 2010. Vào năm 2015, DVW-B đã đến châu Á.

Quần thể ong mật trên thế giới có thể bị xóa sổ vì một loài virus nguy hiểm?
Ong là sinh vật quan trọng nhất đối với loài người và môi trường.

Paxton cho biết biến thể mới đã xuất hiện ở tất cả các lục địa, ngoại trừ Australia. Nhà động vật học giải thích rằng việc loài ve varroa không thể tự sinh sản ở một phạm vi rộng hơn có thể là lý do.

Nhà khoa học nói thêm: “Các biện pháp vệ sinh cơ bản chung cho tổ ong là điều tối quan trọng đối với những người nuôi ong khi nói đến việc bảo vệ các đàn ong khỏi loài ve varroa”. Ông nhấn mạnh: “Ong là sinh vật quan trọng nhất đối với loài người và môi trường”.

Trước khi gia nhập MLU, Paxton đã từng được giao nhiệm vụ là giảng viên và độc giả về Sinh thái học côn trùng tại Đại học Queen ở Belfast, Bắc Ireland, từ năm 2003 đến năm 2010. Trước đó, ông cũng đã nghiên cứu tại các tổ chức khoa học ở Wales, Thụy Điển và Mexico.

Ong mật là loài côn trùng có lối sống bầy đàn và tính tổ chức xã hội cao. Chúng có nhiệm vụ thụ phấn cho hoa và tạo ra mật ong mà con người sử dụng hàng ngày.

Chỉ có tám loài ong mật còn sót lại hiện được công nhận và tổng số có tới 43 loài phụ. Tuy nhiên, ong mật chỉ chiếm một phần nhỏ trong số khoảng 20.000 loài ong được biết đến.

Loài ong mật được biết đến nhiều nhất là ong mật phương tây (Apis mellifera), loài ong này đã được thuần hóa để sản xuất mật ong và thụ phấn cho cây trồng. Loài ong thuần hóa duy nhất khác là ong mật phương đông (Apis cerana), xuất hiện ở Nam Á.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nông dân Nga dùng máy bay không người lái để trồng lúa

Nông dân Nga dùng máy bay không người lái để trồng lúa

Tại vùng Krasnoyarsk, Nga, lần đầu tiên lúa được gieo bằng máy bay không người lái. Nhờ công nghệ, có thể gieo phủ tới 150 ha mỗi ngày.

Đăng ngày: 31/05/2022
Vỏ đất sinh học Biocrusts giúp giảm 60% lượng phát thải bụi toàn cầu

Vỏ đất sinh học Biocrusts giúp giảm 60% lượng phát thải bụi toàn cầu

Trong cuộc chiến không ngừng nghỉ chống lại bụi, con người sở hữu một kho vũ khí phong phú, từ vải sợi nhỏ cho đến máy hút bụi.

Đăng ngày: 30/05/2022
Ý tưởng táo bạo: Trồng nho nơi sa mạc khô cằn nhất thế giới

Ý tưởng táo bạo: Trồng nho nơi sa mạc khô cằn nhất thế giới

Ở trung tâm sa mạc Atacama của Chile - nơi khô cằn nhất trên thế giới, ông Hector Espindola đang thực hiện một công việc không ai ngờ tới, đó là điều hành một trang trại nho.

Đăng ngày: 27/05/2022
Thứ cành quả đẹp lạ mắt cắm chơi cả tháng, giá siêu tiết kiệm khiến người chơi hoa mê mẩn

Thứ cành quả đẹp lạ mắt cắm chơi cả tháng, giá siêu tiết kiệm khiến người chơi hoa mê mẩn

Có giá từ 130.000 – 150.000 đồng/bó, thông đá nhập khẩu đang là loại cành độc lạ nhất trên thị trường hoa hiện nay. Với độ bền từ 15-30 ngày, loại cành này được đánh giá là siêu tiết kiệm cho chị em chơi hoa.

Đăng ngày: 27/05/2022
Phát hiện nhiều loại vi khuẩn có chứa gene kháng kháng sinh tại Nam Cực

Phát hiện nhiều loại vi khuẩn có chứa gene kháng kháng sinh tại Nam Cực

Vi khuẩn ở Nam Cực có chứa các gene cung cấp cho chúng kháng sinh tự nhiên và kháng kháng sinh, cùng khả năng lây lan ra phạm vi ngoài các vùng cực.

Đăng ngày: 27/05/2022
Trong họ hàng nhà mối, có một chi đã phiêu lưu trên biển suốt hàng triệu năm nay

Trong họ hàng nhà mối, có một chi đã phiêu lưu trên biển suốt hàng triệu năm nay

Mối vẫn có họ hàng gần với gián, tuy đã tách khỏi nhau trên cây tiến hóa vào khoảng 150 triệu năm trước. Sinh trưởng theo một nhánh riêng, mối đã quen với việc sống thành bầy trong tổ.

Đăng ngày: 26/05/2022
Loại rau

Loại rau "chân dài mỹ nữ", thế giới chỉ có Việt Nam và Trung Quốc trồng để ăn

Loại rau này từ khi xuất hiện đã trải qua rất nhiều biến cố, từng bị người Trung Quốc xưa coi là " tai họa", nhưng khi vô tình nếm thử, người ta mới thấy được sự tuyệt vời của nó.

Đăng ngày: 25/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News