Quang học hiện đại ra đời từ nhà khoa học giả điên

Nhà khoa học Alhazen người Ả Rập đã giả điên để tránh cơn thịnh nộ của al-Hakim và mở ra môn quang học hiện đại.

Nhiếp ảnh, điện thoại và truyền hình chỉ là một vài trong số những phát minh phụ thuộc vào quang học - khoa học về ánh sáng.

Quang học hiện đại ra đời từ nhà khoa học giả điên
Phát minh kính lúp là một ứng dụng từ môn quang học. (Ảnh: shutterstock).

Pythagoras, sống khoảng năm 580-500 TCN, là một trong những người đầu tiên nghĩ về cách hoạt động của mắt. Khoảng 200 năm sau, Epicurus nhận ra rằng thị giác là do ánh sáng đi vào mắt.

Trong hàng trăm năm, chủ đề này vẫn luôn là một sự mơ hồ. Sau đó, khoảng 1.000 năm trước, một nhà khoa học Ả Rập “bị điên” tên là Alhazen đã giúp mọi người nhìn mọi thứ rõ ràng hơn.

Chuyện kể rằng Alhazen đã đến Cairo, thành phố phát triển nhanh nhất của Ai Cập, để tư vấn cho người cai trị khét tiếng tàn ác al-Hakim về cách kiểm soát dòng chảy của sông Nile vĩ đại. Nhưng ý tưởng của Alhazen không thành công và sông Nile vẫn tiếp tục chảy như xưa.

Ông nghĩ rằng cách duy nhất để thoát khỏi cơn thịnh nộ của vị thủ lĩnh đáng sợ - người từng giết tất cả những con chó ở Cairo chỉ để chúng đừng sủa nữa - là giả vờ điên. May mắn thay, ý tưởng ấy của ông đã thành công và al-Hakim đã để ông tiếp tục việc nghiên cứu toán và vật lý.

Alhazen đã viết lại những điều này trong một cuốn sách tuyệt vời có tên là Quang học (Optics), được dịch sang tiếng Latin và đến châu Âu vào năm 1270.

Có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng chính xác đây cũng là thời điểm kính lúp và kính đeo, tiền thân của kính hiển vi và kính viễn vọng, bắt đầu xuất hiện ở châu Âu. Tên al-Hakim đáng sợ cuối cùng đã biến mất trong hoàn cảnh bí ẩn vào một đêm năm 1021. Alhazen lập tức tỉnh táo trở lại, sống tiếp thêm 20 năm nữa.

Dù là người xuất sắc nhưng ông không bao giờ tưởng tượng được công trình của mình sẽ đi xa đến đâu. Ngay cả Internet cũng sử dụng những ý tưởng mà Alhazen đã viết cách đây gần 1.000 năm.

Thấu kính cải thiện thị lực lần đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ 13, có lẽ đó là kết quả của công trình mà Alhazen thực hiện. Thế kỷ 17, việc chế tạo kính đã dẫn đến sự phát triển của các dụng cụ quang học mạnh mẽ hơn nhiều. Nhưng những chiếc kính đơn giản và kính lúp như thế này vẫn rất cần thiết đến tận ngày nay.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nữ giáo sư người Việt thành nhà khoa học lọt top 1% thế giới

Nữ giáo sư người Việt thành nhà khoa học lọt top 1% thế giới

Câu chuyện của Giáo sư Nguyễn Thục Quyên đã truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ.

Đăng ngày: 03/01/2023
Câu chuyện thương tâm về 3 phi hành gia duy nhất đã hi sinh ngoài vũ trụ

Câu chuyện thương tâm về 3 phi hành gia duy nhất đã hi sinh ngoài vũ trụ

Năm 1971, ba nhà du hành vũ trụ người Nga đã phá kỷ lục về thời gian bay vào vũ trụ lâu nhất tại thời điểm đó, nhưng nhiệm vụ này đã kết thúc một cách bi thảm bởi một trục trặc trên đường trở về.

Đăng ngày: 28/12/2022
Nhà khoa học Mỹ tạo giống lúa chịu ngập được 2 tuần

Nhà khoa học Mỹ tạo giống lúa chịu ngập được 2 tuần

GS Pamela C. Ronald vừa nhận giải đặc biệt của VinFuture 2022 cho nghiên cứu phân lập gene lúa đặc hiệu để tạo ra các giống lúa năng suất cao, chịu được ngập úng.

Đăng ngày: 23/12/2022
Cái chết của Gogol: Chuyện gì đã thực sự xảy ra với nhà văn lỗi lạc?

Cái chết của Gogol: Chuyện gì đã thực sự xảy ra với nhà văn lỗi lạc?

Còn nhiều bí ẩn chưa giải đáp xung quanh cái chết của nhà văn người Nga Nikolai Vasilyevich Gogol.

Đăng ngày: 21/12/2022
Nhà khoa học Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng của Hiệp hội Hàng không Hoàng gia Anh

Nhà khoa học Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng của Hiệp hội Hàng không Hoàng gia Anh

Tiến sĩ Nguyễn Huyền Đức đã trở thành nhà khoa học Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng của Hiệp hội Hàng không Hoàng gia Anh (Royal Aeronautical Society- RAeS).

Đăng ngày: 09/12/2022
Chàng trai thiếu nửa chân dưới trở thành đại sứ đặc biệt của World Cup 2022

Chàng trai thiếu nửa chân dưới trở thành đại sứ đặc biệt của World Cup 2022

Lễ khai mạc World Cup 2022 đã mở màn bằng bữa tiệc ánh sáng, âm thanh thịnh soạn. Đặc biệt trong những phút đầu là sự xuất hiện của Morgan Freeman và đại sứ Ghanim al Muftah.

Đăng ngày: 22/11/2022
Nữ sinh lớp 9 đạt danh hiệu

Nữ sinh lớp 9 đạt danh hiệu "Nhà khoa học trẻ hàng đầu nước Mỹ"

Nữ sinh Leanne Fan, học sinh lớp 9 tại Trường trung học Westville thuộc thành phố San Diego, bang California, là người chiến thắng cuộc thi 3M Young Scientist Challenge năm 2022.

Đăng ngày: 21/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News