Quét 6 quan tài Ai Cập kỳ dị, sốc nặng vì xác ướp không phải người
Sự thật về 6 chiếc quan tài Ai Cập khác thường, được chế tác cực kỳ công phu, đã hé lộ nhờ kỹ thuật chụp cắt lớp neutron sau hơn 2.200 năm được chôn cất.
Sáu chiếc quan tài Ai Cập này có chiều dài chỉ từ 5 đến 30 m, có niên đại từ năm 664 đến năm 250 trước Công Nguyên, được khai quật tại Naukratis (còn gọi là Naucratis) and Tell el-Yehudiyeh (Tell el-Yehudiya) từ năm 1885. Hiện chúng được lưu giữ tại Bảo tàng Anh ở London.
Theo Live Science, cả 6 cái đều bằng hợp chất đồng, bên ngoài tạo hình một sinh vật lai gồm đầu người, mình động vật.
Sinh vật kết hợp giữa lươn, rắn và một vị thần ngự bên trên một chiếc quan tài Ai Cập - (Ảnh: BẢO TÀNG ANH).
Hình ảnh được tạo dựng bên trên quan tài hướng đến các vị thần. Một trong số chúng gắn bức tượng đồng mô tả sinh vật mình nửa rắn hổ mang, nửa lươn, đầu người đội vương miện rất giống thần Atum nguyên thủy của Ai Cập cổ đại.
Vì quan tài bằng kim loại nên các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp chụp cắt lớp neutron, không bị ảnh hưởng bởi kim loại như tia X, để nhìn vào bên trong quan tài mà không phải mở nó ra.
Trong quan tài không phải những đứa bé hay bào thai như các quan tài nhỏ của Ai Cập thường bị hoài nghi, mà là xương trong tình trạng tốt, được bọc trong vải lanh. Một trong số chúng chứa hộp sọ hoàn toàn nguyên vẹn của một con thằn lằn.
Ảnh chụp cắt lớp cho thấy rõ xác ướp động vật, vật liệu để cân bằng quan tài... Tất cả đều trong tình trạng tốt - (Ảnh: BẢO TÀNG ANH).
Tác giả chính Daniel O'Flynn, một nhà khoa học hình ảnh X-quang của Bảo tàng Anh, cho biết: "Mặc dù việc chôn cất động vật là phổ biến ở Ai Cập cổ đại nhưng rất hiếm khi có được những chiếc quan tài còn niêm phong. Đây là lần đầu tiên chúng tôi xác nhận được một đồ vật như thế trong Bảo tàng Anh chứa xác động vật".
Kim loại không chỉ dùng để làm quan tài mà còn được sử dụng bên trong quan tài như thứ để phân bổ trọng lượng trong quá trình chôn cất, sửa khi quan tài bị hư hỏng. Một số có những cái vòng được gắn vào bên ngoài, có thể để treo trong các đền thờ hoặc mang trong các đám rước cổ đại.
Hỗn hợp đồng trong 3/6 chiếc quan tài còn gồm rất nhiều chì, thứ mà các nghiên cứu trước đó cho thấy được người Ai Cập dùng như một chiếc bùa bảo vệ xác ướp, hoặc bùa yêu, hoặc bùa để nguyền rủa.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports hôm 20-4.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
