Quốc gia nào chịu nhiều thiên tai nhất thế giới, "hứng" nhiều siêu bão mỗi năm?

Đây là một trong những quốc gia hứng chịu nhiều trận siêu bão nhiệt đới lớn nhất trên thế giới, chịu nhiều ảnh hưởng từ các "thảm họa" tự nhiên.

Câu hỏi

1.  Quốc gia nào hứng chịu nhiều bão nhất thế giới?

A: Philippines

B: Nhật Bản

C: Trung Quốc

D: Mỹ

2. Siêu bão nào từng khiến hơn 6.000 người thiệt mạng ở quốc gia này?

A: Siêu bão Haiyan

B: Siêu bão Megi

C: Siêu bão Thelma

3. Siêu bão Haiyan với năng lượng sinh ra gấp bao nhiêu lần bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản)?

A: 8 lần

B: 10 lần

C: 20 lần

4. Siêu bão Haiyan là cơn bão thứ bao nhiêu "tấn công" Philippines trong năm 2013?

A: 15

B: 25

C: 35

Quốc gia nào chịu nhiều thiên tai nhất thế giới, hứng nhiều siêu bão mỗi năm?
Nhà cửa tan hoang sau bão Haiyan.

5. Trước Haiyan, vào năm 2011, cơn bão siêu mạnh gọi là Washi đã khiến bao người thiệt mạng?

A: 1000 người

B: 1200 người

C: 2200 người

6. Bão cấp mấy được gọi là siêu bão?

A: 15

B: 16

C: 18

7. Kích thước của bão càng lớn thì cường độ của bão càng mạnh. Điều này đúng hay sai?

A: Đúng

B: Sai

8. Linda - cơn bão trăm năm có một đổ bộ vào năm 1997 ước tính thiệt hại vật chất là bao nhiêu?

A: 7200 tỷ đồng

B: 9200 tỷ đồng

C: 11.200 tỷ đồng

Đáp án

Câu 1: Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo Chỉ số rủi ro thế giới 2023, Philippines là quốc gia chịu nhiều thiên tai nhất thế giới, sau đó là Indonesia và Ấn Độ. Đất nước này có vị trí địa lý nằm trong vành đai lửa và vành đai bão Thái Bình Dương với 7.109 hòn đảo, đường bờ biển dễ bị ảnh hưởng bởi nước dâng do bão.

Câu 2: Câu trả lời đúng là đáp án A: Trong quá khứ, Phillipines từng hứng chịu nhiều siêu bão. Đáng chú ý có siêu bão Thelma, làm 5.100 người tử vong vào năm 1991. Tới tháng 11/2013, siêu bão Haiyan (bão Hải Yến) sau khi tiến vào Philippines đã lập kỷ lục mới, khiến hơn 6.300 người chết, hơn 28.600 người bị thương, hơn 1.060 người mất tích.

Câu 3: Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo các nhà nghiên cứu, Philippines thực sự là quốc gia bị ảnh hưởng từ các cơn bão nhiệt đới nhiều nhất trên thế giới. Năng lượng của những cơn bão nhiệt đới cũng rất "khổng lồ". Chẳng hạn, siêu bão Haiyan với năng lượng sinh ra được cho là lớn gấp 10 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) vào năm 1945. Những trận bão, lốc xoáy, động đất dữ dội và núi lửa phun trào khủng khiếp,... là những thảm họa tự nhiên mà Philippines đã phải đối mặt trong suốt thập kỷ qua, khiến hàng ngàn người thiệt mạng và gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho các cơ sở hạ tầng và nền kinh tế của quốc gia này.

Câu 4: Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo đó, siêu bão Haiyan đổ bộ vào phía đông Philippines vào ngày 08/11/2013 với sức gió hơn 300km/h và cột sóng cao tới 7m. Đây là cơn bão thứ 25 "tấn công" Philippines trong năm 2013. Thảm họa đã khiến hơn 6.000 người thiệt mạng, hàng trăm người mất tích và hơn 4 triệu người mất nhà ở. Do đó, Haiyan được coi là một trong những cơn bão gây thiệt hại về người lớn nhất ở Philippines trong thế kỳ 21. Không những thế, siêu bão Haiyan đã phá hủy gần 90% thành phố Tacloban thuộc tỉnh Leyte, thủ phủ của vùng Đông Visayas. Haiyan được coi là một trong những thảm họa thiên tai gây ra nhiều thiệt hại nhất cho Philippines với khoảng 2.02 tỷ USD.

Câu 5: Câu trả lời đúng là đáp án B: Trước Haiyan, vào năm 2011, cơn bão siêu mạnh gọi là Washi đã khiến 1.200 người chết, phá hủy 10.000 ngôi nhà và buộc 300.000 người dân phải sơ tán khẩn cấp ở Philippines. Sau Washi, Bopha là siêu bão gây ra nhiều thiệt hại về tài chính chỉ sau Haiyan với ước tính hơn 1 tỷ USD vào 3/12/2012.

Câu 6: Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo Tổng cục Khí tượng thủy văn, bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên mới gọi là siêu bão. Cấp 16 tương đương sức gió 184-201 km/h, độ cao sóng trung bình 14m.

Câu 7: Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo Tổng cục Khí tượng thủy văn, kích thước của bão không tỷ lệ thuận với cường độ của bão và không thể hiện cho cường độ bão. Không phải cơn bão nào có kích thước lớn đều là những cơn bão có cường độ mạnh và có sức tàn phá lớn. Cơn bão số 6 (bão Xangsane) tháng 10/2006 đổ bộ vào Đà Nẵng gây thiệt hại nặng nề cho thành phố Đà Nẵng, có phạm vi bán kính gió mạnh rất nhỏ. Theo số liệu ghi được, bán kính trên cấp 10 của cơn bão chỉ khoảng 80km nhưng đã gây ra gió mạnh cấp 13 ở thành phố Đà Nẵng. Hay cơn bão Andrew năm 1992 là cơn bão rất mạnh, có sức tàn phá khủng khiếp nhất trong thế kỷ lại có kích thước tương đối nhỏ.

Câu 8: Câu trả lời đúng là đáp án A: Bão Linda được đánh giá là cơn bão "trăm năm có một" ở Nam Bộ, tâm bão đi vào Bạc Liêu - Cà Mau đêm 2/11/1997, sức gió cấp 10, giật cấp 11. Nhận định bão Linda hiếm thấy, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương khi đó liên tục thông báo và họp khẩn với các địa phương, nhưng không mấy ai tin bão có thể vào Nam Bộ. Tại hội thảo nhìn lại 20 năm cơn bão Linda năm 2017, nguyên Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ kể: "Bão đổ bộ vào Cà Mau" như chuyện của "những người thích đùa". Có người còn hồ hởi kháo nhau đi xem bão là gì, vì vùng đất này cả trăm năm nay bình yên, chưa hề có khái niệm về "bão". Theo thống kê, bão Linda gây thiệt hại tại 21 tỉnh, thành phố, khiến hơn 770 người chết, hơn 2.000 người mất tích, 1.200 người bị thương, chủ yếu là ngư dân. Ngoài ra, khoảng 3.000 tàu bị đánh chìm; gần 108.000 nhà bị sập; hàng trăm nghìn ha nuôi trồng thuỷ sản và lúa bị ngập. Ước tính thiệt hại vật chất mà cơn bão gây ra là 7.200 tỷ đồng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bãi biển nào của nước ta từng xuất hiện cướp biển vào thế kỷ 17?

Bãi biển nào của nước ta từng xuất hiện cướp biển vào thế kỷ 17?

Từng xuất hiện cướp biển vào thế kỷ 17, nơi này được gọi là đảo Hải Tặc. Ngày nay, đảo thu hút khách du lịch nhờ bãi biển đẹp, quang cảnh hoang sơ.

Đăng ngày: 24/04/2024
Ông tổ của ngành y học phương Tây là ai?

Ông tổ của ngành y học phương Tây là ai?

Ông được coi là bác sĩ đầu tiên của y học hiện đại, sự nghiệp của ông đã để lại rất nhiều di sản đáng giá cho y khoa thế giới, vậy ông là ai?

Đăng ngày: 05/01/2024
Kì dị bộ lạc ẩn mình trong rừng sâu, hỏa táng, lấy tro người chết làm thức ăn

Kì dị bộ lạc ẩn mình trong rừng sâu, hỏa táng, lấy tro người chết làm thức ăn

Sống sâu trong rừng rậm, không bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa hiện đại, bộ lạc Yanomami còn giữ nhiều tập tục kỳ lạ, thậm chí có phần ghê rợn.

Đăng ngày: 25/12/2023
Bí ẩn bộ tộc có tài thôi miên, ăn ngủ cùng rắn cực độc

Bí ẩn bộ tộc có tài thôi miên, ăn ngủ cùng rắn cực độc

Một bộ tộc ăn, ở, ngủ cùng rắn, thậm chí coi rắn độc là thành viên.

Đăng ngày: 18/12/2023
Vịnh Hạ Long xuất hiện từ khi nào?

Vịnh Hạ Long xuất hiện từ khi nào?

Hàng trăm triệu năm trước khu vực vịnh Hạ Long là những đầm lầy ẩm ướt với những cánh rừng tuế, dương xỉ khổng lồ tích tụ nhiều thế hệ.

Đăng ngày: 08/11/2023
Quốc gia châu Á nào có thành phố đông dân nhất thế giới?

Quốc gia châu Á nào có thành phố đông dân nhất thế giới?

Thành phố này có dân số từ 35-39 triệu người, sở hữu giao lộ đông đúc nhất thế giới khi trung bình mỗi ngày có tới hơn 2,4 triệu người đi qua.

Đăng ngày: 23/10/2023
Trên thế giới, đâu là quốc gia không có đèn giao thông?

Trên thế giới, đâu là quốc gia không có đèn giao thông?

Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới không có đèn giao thông, kể cả ở thủ đô.

Đăng ngày: 21/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News