Quy trình lấy và trữ đông tinh trùng cho người chết
Theo bác sĩ chuyên khoa nam học, người đã mất vẫn có thể lấy và trữ đông tinh trùng nhưng cần lưu ý vấn đề thời gian.
BSCKII Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, cho biết để bảo quản và lưu giữ tinh trùng, sau khi tiếp nhận yêu cầu từ người nhà, các bác sĩ chuyên trách sẽ được bệnh viện cử đi lấy tinh trùng từ người đã mất.
Để bảo quản và lưu giữ tinh trùng, sau khi tiếp nhận yêu cầu từ người nhà, các bác sĩ chuyên trách sẽ được bệnh viện cử đi lấy tinh trùng từ người đã mất. (Ảnh: Việt Hùng).
Đối với người đã mất, các bác sĩ tiến hành mở bìu, sau đó lấy tinh hoàn mang về bệnh viện. Sau khi mở tinh hoàn, các bác sĩ phải xét nghiệm và đếm tinh trùng. Nếu đủ số lượng, chất lượng, không mang bệnh tật và phù hợp để lưu trữ, các bác sĩ thông báo người nhà để tiếp tục thực hiện các thủ tục như đóng phí, làm giấy tờ để có thể đảm bảo tinh trùng được lưu giữ trong thời gian dài.
Sau cùng, bác sĩ sẽ đưa tinh trùng vào trong ống thủy tinh y tế (cóng) bảo quản trong môi trường ni tơ lỏng.
Trường hợp nam thanh niên đã tử vong gần 10 tiếng, chất lượng tinh trùng giảm dần theo thời gian khiến việc lưu trữ cũng trở nên phức tạp. (Ảnh: Việt Hùng).
Nếu tinh trùng của người đã qua đời còn nhiều, bác sĩ sẽ lấy ống chọc và hút ra. Nếu ít tinh trùng, bác sĩ sẽ phải bổ dọc tinh hoàn, tìm theo ống sinh tinh để lấy, nhưng cách này rất ít sử dụng.
“Thông thường đối với người đã mất, lấy càng sớm tinh trùng càng khỏe, tốt nhất lấy ở thời điểm người đàn ông tử vong dưới 3 tiếng. Người chết sau 3 giờ hầu như không thể hoặc rất khó lấy tinh trùng”, bác sĩ Lợi cho biết.

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.
