Rắn độc tấn công người bị nạn nhân cắn ngược

Một người đàn ông ở Ấn Độ cắn trả lại con rắn độc khiến nó chết tại chỗ sau khi tấn công anh.

Công nhân đường sắt 35 tuổi Santosh Lohar đang làm việc trong khu rừng gần thành phố Nawada ở Bihar, Ấn Độ khi tai nạn xảy ra vào tối hôm 2/7. Khi Lohar đi ngủ, con rắn bất ngờ lao tới cắn anh. Lohar phản ứng cực nhanh bằng cách túm lấy con rắn, cắn trả hai lần và giết chết nó, theo Newsweek.

Rắn độc tấn công người bị nạn nhân cắn ngược
Santosh Lohar (phải) thoát chết sau tai nạn hy hữu. (Ảnh: India Today).

Ở một số vùng tại Ấn Độ, có quan niệm mê tín cho rằng việc cắn rắn giúp truyền nọc độc trở lại cơ thể nó. "Tại làng của tôi, mọi người tin rằng nếu bị rắn cắn, bạn phải cắn lại nó 2 lần để trung hòa nọc độc" Lohar chia sẻ. Nhà chức trách chưa xác nhận con rắn trong vụ tấn công thuộc loài nào. Sau sự việc, Lohar được đồng nghiệp chở tới bệnh viện. Anh ở lại viện qua đêm, phục hồi tốt sau khi tiêm thuốc kháng nọc độc và xuất viện vào ngày hôm sau.

Ấn Độ là quê hương của nhiều loài rắn đa dạng, bao gồm vài loài rắn kịch độc. Một số loài rắn nguy hiểm nhất trong nước bao gồm rắn hổ mang Ấn Độ, rắn cạp nia thường, rắn lục Russell và rắn lục hoa cân. Đôi khi 4 loài này còn được gọi là "Tứ đại rắn độc" do sở hữu nọc độc mạnh và tỷ lệ người bị thương do rắn cắn cao. Ngoài ra, Ấn Độ còn có rắn hổ mang chia và rắn cạp nong.

Theo một nghiên cứu năm 2020, chỉ riêng rắn lục Russell chiếm 43% số ca rắn cắn ở Ấn Độ từ năm 2000 và 2019, tiếp theo là rắn cạp nia chiếm 18% và rắn hổ mang chiếm 12%. Công nhân nông nghiệp, người dân nông thôn và những người sống gần môi trường sống của rắn có nguy cơ bị rắn độc cắn cao hơn.

Theo cùng nghiên cứu, có 1,2 triệu ca tử vong do rắn cắn từ năm 2000 đến năm 2019 (trung bình 58.000 ca/năm). Xấp xỉ 1,11 - 1,17 triệu trường hợp bị rắn cắn xảy ra hàng năm và 70% trúng nọc độc. Nọc độc của các loài rắn trên thường chưa độc tố thần kinh gây ra những triệu chứng như mắt mờ, sưng mí, khó thở, và độc tố gây rối loạn đông máu hemotoxin dẫn tới đau đớn, sưng phù, thâm tím và chảy máu. Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh phần lớn ca tử vong và hậu quả nghiêm trọng do rắn độc cắn có thể tránh được nếu kịp thời tiêm chất kháng nọc độc hiệu quả.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giải mã bí ẩn về loài rắn có

Giải mã bí ẩn về loài rắn có "2 đầu" ở Việt Nam

Tại Việt Nam tồn tại một loài rắn mà theo dân gian có đến 2 đầu và có nọc độc nguy hiểm chết người. Vậy loài rắn đó là gì và nó có thực sự độc đến như vậy? Bài viết sau sẽ cho bạn câu trả lời.

Đăng ngày: 09/07/2024
17 con rùa biển quý hiếm vừa chào đời trên bãi biển Nhơn Hải

17 con rùa biển quý hiếm vừa chào đời trên bãi biển Nhơn Hải

Ngày 9/7, lãnh đạo UBND xã Nhơn Hải (TP. Quy Nhơn, Bình Định) cho biết, 17 con rùa biển vừa chào đời trên bãi biển Nhơn Hải vào tối qua, là những trứng rùa nở sớm trong số 400 trứng của một rùa mẹ đẻ.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những loài thụ phấn khác thường giúp duy trì hệ sinh thái tự nhiên

Những loài thụ phấn khác thường giúp duy trì hệ sinh thái tự nhiên

Trên thực tế, ngoài ong và bướm còn có một số lượng đáng kinh ngạc các loài động vật thực hiện nhiệm vụ thụ phấn và đóng vai trò quan trọng quyết định sự sống còn của các loài thực vật có hoa.

Đăng ngày: 09/07/2024
Nghiên cứu mới hé lộ khả năng

Nghiên cứu mới hé lộ khả năng "phi nước rút" bất ngờ của loài hà mã

Hà mã di chuyển nhanh nhất dành tới 15% thời gian trong mỗi sải chân để bật khỏi mặt đất, loài động vật khổng lồ này có thể bật cả bốn chân khỏi mặt đất khi di chuyển với tốc độ cao trên cạn.

Đăng ngày: 08/07/2024
Kinh ngạc với năng lực trí tuệ của 11 loài động vật thông minh nhất

Kinh ngạc với năng lực trí tuệ của 11 loài động vật thông minh nhất

Trong khi con người tin rằng mình là đỉnh cao của trí thông minh thì nhiều loài động vật cũng thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề, trí tuệ cảm xúc, thậm chí khả năng nhận thức bản thân gây kinh ngạc.

Đăng ngày: 08/07/2024
Nghiên cứu tác động của phóng xạ tới loài chim vùng Chernobyl

Nghiên cứu tác động của phóng xạ tới loài chim vùng Chernobyl

Các nhà nghiên cứu phát hiện đối với những loài chim hót ở Chernobyl, nồng độ phóng xạ dường như không tác động tới vi khuẩn trong ruột.

Đăng ngày: 08/07/2024
Chim ô tác kori - Loài chim bay nặng nhất thế giới

Chim ô tác kori - Loài chim bay nặng nhất thế giới

Chim ô tác kori (Ardeotis kori) là loài chim bay nặng nhất thế giới với con đực lớn cỡ 11 - 19 kg và có sải cánh 2,75 m.

Đăng ngày: 06/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News