Rắn nâu cắn sọ nuốt chửng rắn hổ sau cuộc tử chiến
Một người phụ nữ Australia ghi lại cuộc chiến sinh tử hiếm gặp giữa hai loài rắn kịch độc trong sân nhà.
Liz Williams, cư dân ở vùng Nanneella, bang Victoria, Australia chứng kiến một con rắn hổ tử chiến với rắn nâu phương đông hôm 12/1, theo International Business Times. Cặp rắn độc chiến đấu bằng cách quấn chặt lấy nhau. Sau khi giành thế thượng phong, con rắn nâu phương đông lớn hơn hung hăng dùng răng nanh cắn sọ đối thủ, khiến nạn nhân của nó bị sốc và không thể phản đòn.
Rắn nâu ăn thịt đồng loại sau trận chiến. (Video: Facebook).
"Cảnh tượng thật thú vị. Tôi thậm chí không biết chúng sẽ chiến đấu như vậy, chưa nói đến việc ăn thịt nhau. Sau khi cháu gái tôi đăng video lên Facebook, phản ứng của mọi người đi từ thích thú tới sợ hãi. Phân nửa số người xem video nói họ sẽ không đến thăm nhà chúng tôi nữa", Williams chia sẻ.
Rắn nâu phương đông giành phần thắng trong trận kịch chiến nhưng thất bại trong nỗ lực ăn thịt con mồi. Nó phải bỏ cuộc và nôn xác rắn hổ do kích thước quá lớn. Rắn nâu phương đông sinh sống ở các khu vực phía tây và nam Australia, là loài rắn độc thứ hai trên thế giới.
Cặp rắn độc chiến đấu bằng cách quấn chặt lấy nhau.
Williams phải gọi chuyên gia bắt rắn ở địa phương tới để xử lý hai con vật. Theo Craig Bergman, chuyên gia bắt rắn, con rắn nâu dài 125cm trong khi rắn hổ dài 100cm.
"Tôi hiếm khi gọi chuyên gia bắt rắn đến. Khi Craig tới nơi, anh ta nói chưa từng chứng kiến cảnh tượng nào như vậy suốt 20 năm hành nghề. Tôi cứ nghĩ rắn hổ sẽ thắng nhưng Craig nói rắn nâu luôn chiếm ưu thế. Do con rắn nâu chưa kết thúc bữa ăn, Craigs cẩn thận móc chúng lên và cho vào bao", Williams kể lại.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Khả năng kỳ lạ của mèo
Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai
Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người
Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Những loài rắn độc ở Việt Nam
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới
Những loài thủy quái nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với các loài thủy quái sống dưới đại dương nhưng mức độ đáng sợ của chúng thì không hề thua kém chút nào.
