Robot của NASA bị cấm lại gần nguồn nước trên sao Hỏa

Mặc dù phát hiện ra nguồn nước nhưng các robot của NASA sẽ không được lại gần khu vực này để thu thập dữ liệu vì nguy cơ lây lan các vi khuẩn có hại từ trái đất.

Curiosity bị cấm lại gần nguồn nước trên sao Hỏa

Gần đây, các nhà khoa học của NASA đã công bố một thông tin gây chấn động giới khoa học, đó là việc tìm thấy nước ở dạng lỏng trên sao Hỏa. Mặc dù đưa ra những bằng chứng hết sức thuyết phục về phát hiện mới này, sự tồn tại của các dòng nước sẽ không bao giờ được khẳng định 100% đến khi con người có thể chạm vào và phân tích nó. Tất nhiên, ở thời điểm hiện tại, khi con người không thể làm được điều đó, các nhà khoa học chỉ có thể nghiên cứu một cách gián tiếp, thông qua các robot thám hiểm mà thôi.

Tuy nhiên, có một tin không vui cho NASA là việc sử dụng robot đến từ trái đất cũng đang bị cấm. Hiện tại, robot thám hiểm tự hành mang tên Curiosity của NASA đang ở cách địa điểm phát hiện nguồn nước khoảng 50km, nhưng nó không được phép lại gần bất kỳ nơi nào gần đó bởi một Hiệp ước quốc tế đã được Mỹ ký kết vào năm 1967.


Ảnh: NASA/JPL-Caltech/MSSS.

Đó là Hiệp ước về các nguyên tắc quản lý hoạt động của các quốc gia trong việc khám phá và sử dụng hòa bình thượng tầng không gian, bao gồm cả Mặt trăng và các Thiên thể khác (hiệp ước này được biết đến với tên gọi Outer Space Treaty - Hiệp ước thượng tầng không gian). Hiệp ước này có quy định cấm những hành vi “lây lan” vi khuẩn từ trái đất tới các hành tinh khác trong vũ trụ, tức mọi thiết bị đến gần những nguồn nước (môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi nảy nở) đều phải được vô trùng.

Trong khi đó, để tới được bề mặt sao Hỏa, robot tự hành Curiosity đã phải trải qua 225 triệu km từ trái đất và theo cách thức mà nó có thể “thu thập” bụi bẩn và tất cả các loại vi sinh vật trên đường nó qua.

“Chúng ta phải đặc biệt cẩn thận để tránh làm nguồn nước ô nhiễm bởi những thứ đến từ trái đất”, Rich Zurek, một nhà khoa học của NASA nói. “Robot tự hành của chúng tôi không được tiệt trùng đến mức độ cần thiết để có thể tiếp cận các nguồn nước lỏng có thể đang tồn tại”.

Không phải là NASA không thể khử trùng các thiết bị của mình. Nhà sinh vật học của UNSW - Malcolm Walter cho biết, họ có thể quét sạch tất cả mọi vi khuẩn ra khỏi Curiosity bằng cách chiếu bức xạ cực tím và bức xạ nhiệt cực mạnh. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ khiến các thiệt bị điện tử của robot hư hại. “Để có thể hoàn toàn vô trùng robot, họ sẽ phải sự dụng bức xạ ion hóa hoặc bức xạ nhiệt cực mạnh. Cả hai sẽ làm hỏng thiết bị điện tử”, Walter nói. “Vì vậy, các robot chỉ có thể di chuyển trong những vùng quy định”.

Vậy giải pháp là gì?

Chúng ta đều biết rằng NASA đang có kế hoạch gửi con người lên sao Hỏa lần đầu tiên vào giữa năm 2030, do đó, một số phi hành gia may mắn sẽ có thể tự xem xét nước lỏng với chính đôi mắt của mình. Một lựa chọn khác là gửi những robot có khả năng lắp ráp các robot mới ít nguy cơ gây ô nhiễm hơn. Năm ngoái, NASA thông báo rằng họ đang phát triển một loại robot có thể in 3D cơ sở hạ tầng trên sao Hỏa, vì vậy điều này cũng có thể là một khả năng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News