Rùa biển lại vào bãi biển ở Bình Định đẻ trên 100 trứng

Tin từ Tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn (Bình Định) cho biết, khoảng 22h30 ngày 2/6, cá thể rùa biển thuộc loài rùa xanh, vích (Chelonia mydas) - nhóm "đang bị đe dọa" theo phân loại của IUCN, Phụ lục I của Công ước CITES về cấm buôn bán vận chuyển quốc tế, đã lên bãi biển trước khu dân cư của làng chài Nhơn Hải đẻ được 102 quả trứng.

Cá thể rùa biển này có kích thước dài 0,94m, chiều rộng mai rùa 0,86m, ước nặng hơn 90kg bằng với kích thước cá thể rùa biển trước đó đã lên bãi đẻ trứng vào đêm ngày 21/5.

Theo Tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải, nhiều khả năng cá thể rùa lần trước đã quay lại đẻ lần 2. Để thuận lợi theo dõi, bảo vệ, Tổ chức cộng đồng của địa phương đã bấm thẻ rùa với số hiệu VN1078.


Nhiều người dân hiếu kỳ đến xem rùa đẻ trứng. (Ảnh: TCCĐ).


Lần này rùa biển đẻ được 102 trứng.

Ông Nguyễn Tôn Xuân Sáng, người trực tiếp đỡ đẻ cho rùa biển chia sẻ, khi hay tin có rùa biển lên bờ đẻ trứng, ông trở về nhà lấy thau, dụng cụ và quay trở lại bãi biển. Rùa đẻ cách mép nước chỉ 1,5m, vì vậy ông Sáng cùng thành viên Tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải đã di chuyển ổ trứng đến bãi đẻ rùa biển cách đó 500m và cách mực nước biển 70m để đảm bảo an toàn cho ổ trứng.

Theo ông Chu Thế Cường, chuyên gia bảo tồn rùa biển của IUCN, rùa biển liên tiếp lên bãi đẻ trước khu dân cư xã Nhơn Hải để đẻ trứng là tín hiệu tích cực cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở địa phương (vì vùng biển nào có rùa biển thì chứng tỏ nơi đó có hệ sinh thái khá tốt). Tuy nhiên, việc người dân tập trung khá đông lúc rùa đẻ là điều không nên.

Ông Nguyễn Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải cho biết, thời gian tới, địa phương sẽ phân công tổ trực, nếu rùa lên khu vực nào thì vận động người dân di tản khỏi khu đó để cho rùa sinh sản.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài vật có khả năng

Những loài vật có khả năng "thành tinh" trên Trái đất

Trẻ mãi không già, mất đầu cũ - mọc đầu mới, trường sinh bất lão... là những khả năng có 1-0-2 của các loài động vật "sống dai" này.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Đăng ngày: 03/04/2025
Khoa học vừa có phát hiện bất ngờ về bộ phận sinh dục của rắn cái

Khoa học vừa có phát hiện bất ngờ về bộ phận sinh dục của rắn cái

Năm 2022 quả là 1 năm đáng nhớ cho những phát hiện lớn về cơ quan sinh dục ở giống cái, kể cả ở động vật và con người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bí ẩn về loài giun Ecuador, dù là giun đất nhưng lại to bằng con rắn

Bí ẩn về loài giun Ecuador, dù là giun đất nhưng lại to bằng con rắn

Phát hiện về loài giun này là một bước đột phá khoa học quan trọng và kể từ đó nó đã thu hút nhiều sự quan tâm và thảo luận trong cộng đồng khoa học.

Đăng ngày: 02/04/2025
Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?

Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?

Hổ khỏe hơn và săn mồi độc lập tốt hơn, nhưng sư tử nhanh nhẹn hơn và có tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn nhờ đi theo bầy.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News