Vích mẹ gần 100kg từ Malaysia đến Côn Đảo đẻ trứng

Con vích (rùa xanh) nặng gần 100 kg có thẻ đeo của Malaysia đến hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo đẻ 108 trứng.

Con vích bò lên bãi cát thuộc hòn Bảy Cạnh, đào ổ đẻ trứng, khuya ngày 22/4. Các cán bộ kiểm lâm Vườn quốc gia Côn Đảo trong lúc hỗ trợ cho vích phát hiện tấm đeo thẻ theo dõi của Malaysia. Côn Đảo cách thành phố gần nhất của Malaysia là Kuala Terengganu khoảng 550 km.


Thẻ đeo trên con vích. (Ảnh: Vườn quốc gia Côn Đảo).

Theo một cán bộ Vườn quốc gia Côn Đảo, con vích này nặng 90-100 kg, khoảng 40 tuổi. Chiếc thẻ nó đeo ghi quốc gia nguyên vẹn, nhưng các ký hiệu khác đã bị mờ nên không thể đọc hết thông tin. 6 năm trước, một vích mẹ đeo thẻ của Indonesia đến Côn Đảo đẻ.

Năm ngoái, các bãi ở Côn Đảo đón hơn 2.700 vích mẹ lên đẻ trứng.

Rùa xanh, tên thường gọi là vích (Chelonia mydas), là một trong 7 loài rùa biển, hiện còn xuất hiện và sinh sản tại Côn Đảo. Huyện Côn Đảo là bãi đẻ chủ yếu của 90% vích tại Việt Nam. Từ năm 2018 đến 2023, đã có hơn 145.000 vích con được ấp nở tại đây. Chúng được Vườn quốc gia Côn Đảo đeo thẻ theo dõi trước khi thả về biển.


Tổ trứng con vích vừa đẻ. (Ảnh: Vườn quốc gia Côn Đảo).

Trong 7 loài rùa biển được ghi nhận, bao gồm: vích (rùa xanh - Chelonia mydas); quản đồng (rùa đầu to - caretta caretta); rùa mai phẳng (Natator depressus); đồi mồi (Eretmochelys imbricata); rùa da (Dermochelys coriacea), đồi mồi dứa (đú) (Lepidochelys olivacea); và rùa kemp’s ridley (Lepidochelys kempi). Cả 7 loài này đều được liệt kê trong Phụ lục I của Công ước CITES và tất cả các loài (ngoại trừ rùa mai phẳng) đều có trong Phụ lục I và II của Công ước về Bảo tồn các loài động vật hoang dã di cư (CMS).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đằng sau bức ảnh rùa khổng lồ

Đằng sau bức ảnh rùa khổng lồ "Chonkosaurus" gây sốt mạng xã hội

Rùa ngoạm khổng lồ "Chonkosaurus" - được phát hiện trên sông Chicago, bang Illinois hôm 5/5 - đã thu hút sự chú ý của hàng nghìn người trên mạng xã hội.

Đăng ngày: 28/04/2025
Động vật rừng Việt Nam (1)

Động vật rừng Việt Nam (1)

Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

Đăng ngày: 28/04/2025
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Gaur: Loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã

Gaur: Loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã

Gaur, còn được gọi là "bò rừng Ấn Độ" hay bò tót, là loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã. Chúng là họ hàng gần của gia súc thuần hóa.

Đăng ngày: 27/04/2025
Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Đăng ngày: 26/04/2025
Mối họa từ trào lưu nuôi thú cưng độc, lạ

Mối họa từ trào lưu nuôi thú cưng độc, lạ

Thay vì nuôi chó, chim, gà, cá… nhiều người chọn cách săn lùng những con vật độc, lạ để nuôi như rùa, thằn lằn, thậm chí là rắn độc. Trào lưu này tiềm ẩn rất nhiều nguy hại.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News