Rượu chứa chất methanol sẽ "hạ gục" người dùng như thế nào?

Uống rượu vốn đã có nguy cơ tàn phá sức khỏe cơ thể, nhưng uống rượu lậu, rượu không đảm bảo chất lượng thì thậm chí mối nguy hiểm còn cao gấp nhiều lần.

Chỉ trong một thời gian ngắn, liên tiếp các vụ ngộ độc rượu xảy ra ở nhiều nơi. Những vụ ngộ độc này gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hiểm của rượu cồn đối với sức khỏe con người. Người ta chỉ biết methanol là chất gây nên ngộ độc, nhưng không hiểu rõ nguyên nhân, cơ chế. Và trên thực tế, những chai rượu lậu chính là nơi tích tụ methanol nguy hiểm nhất.

Chất độc methanol phổ biến trong rượu lậu chỉ khác ethanol ở số lượng nguyên tử carbon và hydro nhưng có thể gây chết người với liều lượng nhỏ. Ở mức độ phân tử, nó chỉ khác ethanol ở chỗ chứa ít hơn một nguyên tử carbon và hai nguyên tử hydro, dẫn tới cách xử lý khác nhau của thận đối với hai loại rượu.

Rượu chứa chất methanol sẽ hạ gục người dùng như thế nào?
Rượu chứa methanol phản ứng rất nhanh, phá hủy não và mắt của nạn nhân.

Quá trình chuyển hóa ethanol ở gan bắt đầu khi một enzym tên alcohol dehydrogenase biến đổi chất hóa học này thành một hóa chất độc khác tên acetaldehyde. Acetaldehyde được chuyển hóa nhanh và sẽ biến thành CO2 không độc và nước chỉ sau vài bước. Tuy nhiên, quá trình chuyển hóa của methanol thì không đơn giản như vậy. Theo thống kê chuyên khoa, chỉ 56 - 227 gram methanol là đủ để giết chết một người trưởng thành, tức là chỉ cần uống 1 chén rượu đã có thể tử vong.

Quá trình gây ngộ độc của rượu chứa methanol diễn ra rất chậm, dẫn đến các triệu chứng nhiễm độc đôi khi chỉ xuất hiện sau nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Sự nguy hại nằm ở chỗ ngay khi dấu hiệu nhiễm độc xuất hiện, các phản ứng hóa học diễn ra rất nhanh tạo ra thành phẩm cuối cùng là axit formic, loại hóa chất chậm chuyển hóa có trong vết đốt của kiến. Sự tích tụ axit formic phá hủy dây thần kinh thị giác, có thể dẫn tới mù vĩnh viễn và thậm chí tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, cần phân biệt rượu chứa ethanol - thu từ quá trình lên men hoa quả, ngũ cốc và methanol bản chất là cồn công nghiệp, chỉ được sử dụng vào công nghệ làm sơn, đun nấu... không được uống do độc tính rất mạnh. Người uống rượu nếu nhận thấy các dấu hiệu của ngộ độc thì phải ngay lập tức đến các cơ sở y tế bởi quá trình diễn ra phản ứng của rượu methanol rất nhanh, nếu không cấp cứu sớm sẽ gần như vô phương cứu chữa.

Rượu chứa chất methanol sẽ hạ gục người dùng như thế nào?
Một trong các nạn nhân của vụ ngộ độc 12 sinh viên đang được điều trị tại BV Bạch Mai.

Giới chuyên gia lo ngại các nhà sản xuất có thể lạm dụng methanol, đưa chất này vào sản xuất để tránh thuế áp dụng với đồ uống chứa cồn. Nhờ vậy, nhà sản xuất có thể tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành và tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Bên cạnh đó nguy cơ các đơn vị, cá nhân sản xuất rượu lậu sử dụng methanol như một nguyên liệu pha chế bởi methanol có giá thành rẻ hơn so với ethanol.

Tính trung bình, một nam giới trưởng thành uống khoảng 27,4 lít cồn nguyên chất. Việt Nam đang là nước sử dụng rượu bia ở mức cao báo động khi đứng thứ 2 trong khu vực, đứng thứ 10 châu Á và thứ 29 trên thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một trong những dịp quan trọng để những người kinh doanh cầu tài lộc, sung túc và may mắn.

Đăng ngày: 25/02/2018
Trời nồm ẩm, dịch bệnh nào có thể bùng phát?

Trời nồm ẩm, dịch bệnh nào có thể bùng phát?

Thời tiết nồm ẩm, mưa phùn là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, gây nên nhiều loại bệnh cho con người.

Đăng ngày: 14/03/2017
Những kỹ năng giúp trẻ tránh bị xâm hại tình dục

Những kỹ năng giúp trẻ tránh bị xâm hại tình dục

Cách tốt nhất để giúp trẻ tự bảo vệ mình là dạy cho trẻ những kỹ năng giúp phòng tránh nguy cơ bị xâm hại.

Đăng ngày: 14/03/2017
Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Hiện nay, trên thế giới liệu pháp tế bào gốc đã được nghiên cứu sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có các bệnh lý phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), xơ phổi, bệnh bụi phổi, tổn thương phổi cấp tính.

Đăng ngày: 13/03/2017
Mẹo hay đối phó với tiết trời nồm

Mẹo hay đối phó với tiết trời nồm

Bí kíp nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục hiện tượng sàn nhà, tường nhà chảy nước do tiết trời nồm ẩm.

Đăng ngày: 13/03/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News