Sa mạc Sahara mưa nhiều bất thường

Đợt mưa lớn gấp nhiều lần mức trung bình tháng 9 hàng năm đang trút xuống sa mạc Sahara, một trong những khu vực khô nhất trên Trái đất.

Các nhà khoa học chưa rõ tại sao sa mạc này lại trải qua nhiều mưa như vậy, nhưng nguyên nhân có thể liên quan tới mùa bão Đại Tây Dương đặc biệt yên ắng. Mưa nặng hạt đến mức một số vùng khô hạn ở Bắc Phi hiện nay gặp gió mùa và ngập lụt, vài nơi ở Sahara được dự đoán có lượng mưa cao gấp 5 lần mức trung bình tháng 9 hàng năm, Live Science hôm 13/9 đưa tin.

Sa mạc Sahara mưa nhiều bất thường
Ảnh vệ tinh sa mạc Sahara trước (ngày 22/8/2024, trái) và sau (ngày 10/9/2024, phải) đợt mưa. (Ảnh: NASA).

Mưa ở Sahara không hoàn toàn hiếm gặp. Khu vực cực rộng lớn và đa dạng, một số nơi thường có lượng mưa nhỏ, theo Moshe Armon, nhà khoa học khí quyển ở Đại học Công nghệ Liên bang (ETH) tại Zürich. Nhưng hiện tại, nhiều vùng của Sahara đang ngập lụt, bao gồm các nơi ở xa hơn về phía bắc vốn luôn khô hạn hơn. Vài nhà khoa học chỉ ra đây là một phần trong biến động khí hậu tự nhiên của Trái đất trong khi các chuyên gia khác cho rằng đó là kết quả của biến đổi khí hậu do con người gây ra. "Câu trả lời có thể nằm ở giữa", Armon nói.

Sự thay đổi khí hậu ở Sahara có thể liên quan tới mùa bão Đại Tây Dương yếu hơn. Cho tới nay, mùa bão 2024 khá yên ắng bất chấp dự đoán về hoạt động bão mạnh vào đầu mùa hè do nhiệt độ đại dương tăng cao. Những chuyên gia khí tượng nhấn mạnh lần đầu tiên trong 27 năm không có bão hình thành ở Đại Tây Dương vào ngày đầu tháng 9. Hơn một nửa số cơn bão được đặt tên và 80 - 85% số cơn bão lớn ở Đại Tây Dương mỗi năm thường đến từ khu vực ở phía nam Sahara, theo Jason Dunion, nhà khí tượng học ở Cục quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA).

Trong một mùa bão thông thường, sóng khí quyển rời khỏi vùng ven biển phía tây châu Phi và tiến vào Bắc Đại Tây Dương, dọc theo Đới hội tụ liên chí tuyến (ITCZ), một vành đai gần xích đạo, nơi không khí từ Bắc bán cầu và Nam bán cầu gặp nhau. Vành đai ITCZ có thể mang theo mây, mưa và bão. Sóng khí quyển tiến về phía tây dọc theo ITCZ phía trên Đại Tây Dương, kết hợp với nước biển ấm, phát triển thành bão nhiệt đới.

Nhưng một phần ITCZ dịch chuyển về hướng bắc trong năm nay, qua vùng phía bắc Sahara. Các nhà khoa học không hiểu rõ tại sao điều này xảy ra, dù các mô hình khí hậu trước đây dự đoán ITCZ sẽ tiến về hướng bắc do nhiệt độ đại dương và không khí ấm lên, bởi khí thải chứa carbon khiến Bắc bán cầu ấm lên nhanh hơn Nam bán cầu.

Ảnh hưởng của sự dịch chuyển về hướng bắc là ITCZ đẩy mưa vào sâu trong khu vực Bắc Phi hơn bình thường, ngang qua sa mạc Sahara, trong khi lộ trình thông thường của sóng khí quyển từ Bắc Phi cũng bị xáo trộn. Không có hơi ẩm của ITCZ phía trên Đại Tây Dương ấm lên, không có đủ yếu tố để bão mạnh phát triển. Tuy nhiên, đỉnh mùa bão Đại Tây Dương thường rơi vào giữa tháng 9, vì vậy khoảng thời gian yên ắng này không có nghĩa một cơn bão mạnh nguy hiểm không thể xảy ra.

Trong khi đó, lượng mưa cao bất thường ở Sahara có thể là kết quả từ nước biển ấm hơn bình thường ở Bắc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Sa mạc Sahara có thể tiếp tục trải qua điều kiện ẩm ướt hơn trong tương lai. Hoạt động của con người, đặc biệt là khí nhà kính, đang thúc đẩy đại dương hấp thụ nhiều nhiệt hơn. Một số mô hình khí hậu dự đoán đại dương ấm hơn sẽ đẩy mưa gió mùa đi xa hơn về hướng bắc ở châu Phi năm 2100, có nghĩa những khu vực khô hạn có thể mưa nhiều hơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hình thành áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines

Hình thành áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết ở vùng biển phía đông đảo Luzon (Philippines) có một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động.

Đăng ngày: 16/09/2024
Đốt rác cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nhựa

Đốt rác cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nhựa

Các nhà khoa học cho biết, việc đốt nhựa ở bãi rác, cũng như đốt nhựa thành các đám cháy nhỏ cũng là một vấn đề lớn đối với hành tinh này tương tự như xả rác.

Đăng ngày: 14/09/2024
Sét đánh nhiều hơn khi bầu trời ô nhiễm nặng

Sét đánh nhiều hơn khi bầu trời ô nhiễm nặng

Các nhà khoa học cho biết càng có nhiều hạt mịn trong không khí, càng có nhiều sét đánh.

Đăng ngày: 13/09/2024
Siêu sóng thần từ Greenland làm Trái đất rung chuyển trong 9 ngày

Siêu sóng thần từ Greenland làm Trái đất rung chuyển trong 9 ngày

The Guardian đưa tin, các nhà khoa học đã phát hiện ra một trận lở đất và siêu sóng thần tại Greenland vào tháng 9/2023 gây ra bởi biến đổi khí hậu, khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển trong 9 ngày.

Đăng ngày: 13/09/2024
Philippines, Nhật Bản, Trung Quốc đồng loạt cảnh báo về bão Bebinca

Philippines, Nhật Bản, Trung Quốc đồng loạt cảnh báo về bão Bebinca

Cơ quan thời tiết Philippines thông báo bão Bebinca đang di chuyển về phía Bắc với tốc độ 30 km/giờ và có khả năng mạnh lên thành cuồng phong vào tối 13-9 (giờ địa phương).

Đăng ngày: 13/09/2024
Nhật Bản loại bỏ nhiên liệu phóng xạ từ nhà máy Fukushima

Nhật Bản loại bỏ nhiên liệu phóng xạ từ nhà máy Fukushima

Công nghệ robot tiên tiến bao gồm cánh tay giống cần câu cá đang được sử dụng để thu gom vật liệu độc hại từ các lò phản ứng ở nhà máy Fukushima trong môi trường độ phóng xạ cao.

Đăng ngày: 13/09/2024
Vệ tinh ghi lại sự biến đổi đáng báo động ở hồ Erie

Vệ tinh ghi lại sự biến đổi đáng báo động ở hồ Erie

Tảo nở hoa ở Hồ Erie gây ra những rủi ro đáng kể về mặt sinh thái và sức khỏe.

Đăng ngày: 12/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News