Sa mạc Trung Đông lần đầu tiên có tuyết kể từ khi thu thập dữ liệu

Sa mạc Al-Nafūd ở Al-Jawf lần đầu ghi nhận hiện tượng tuyết rơi, phủ trắng những cồn cát, thu hút đông người hiếu kỳ đến chiêm ngưỡng.

Theo hãng thông tấn Saudi Press Agency, trận tuyết rơi hôm 3/11 khiến toàn bộ sa mạc Al-Nafūd bao phủ một màu trắng xóa. Trên mạng xã hội X, hình ảnh các đoàn xe nối đuôi nhau trên sa mạc tuyết trắng hay những đoàn lạc đà đi lại trên băng tuyết được lan truyền rộng rãi.


Lần đầu tiên tuyết rơi ở sa mạc Saudi Arabia. (Nguồn: AP).

Trung tâm khí tượng quốc gia của các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cho biết, hiện tượng thời tiết bất thường này xuất phát từ vùng áp thấp từ biển Arab.

Nhiệt độ ở khu vực này có thể tăng lên tới 55 độ C nên sự xuất hiện đột ngột của băng tuyết được đánh giá là "đáng ngạc nhiên". Đây là lần đầu tiên hiện tượng này được ghi lại kể từ khi dữ liệu được thu thập.

Trang Metro của Anh đưa tin khu vực áp thấp mang không khí ẩm vào địa điểm khô cằn này, gây ra giông bão, mưa đá và mưa lớn trên khắp Saudi Arabia và UAE.

Cơ quan khí tượng khuyến cáo người dân chuẩn bị ứng phó với thời tiết khắc nghiệt hơn. Tình trạng bất thường này có thể làm giảm tầm nhìn và gây gián đoạn việc đi lại ở sa mạc.

Trái với quan niệm sa mạc chỉ có nắng nóng và cát, trên thực tế, những khu vực này vẫn có thể có tuyết. Sa mạc Sahara ghi nhận nhiều đợt băng giá trong những thập kỷ qua.

Trang The Conversation giải thích, để hình thành tuyết cần nhiệt độ lạnh và không khí ẩm. Khu vực áp suất thấp gần đây có thể đã kéo luồng không khí mát, ẩm về phía sa mạc Al-Nafūd, dẫn đến hiện tượng tuyết rơi.

Tuyết có thể hình thành ở những vùng đất cao hơn như dãy núi Atlas ở Morocco. Nếu không khí đủ lạnh, độ ẩm có thể đóng băng thành tinh thể tuyết và phủ trắng cả khu vực. Ngân hàng thế giới cho biết, Tây Á là một trong những khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất bởi tác động liên quan đến khí hậu.

Sa mạc Al-Nafūd không phải là nơi duy nhất có thời tiết bất thường. Firstpost đưa tin Riyadh, thủ đô của Saudi Arabia cũng đang phải vật lộn với lượng mưa lớn và lũ lụt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Đăng ngày: 26/06/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 25/06/2025
5 nguyên nhân khiến lũ quét, sạt lở tàn phá miền núi phía Bắc

5 nguyên nhân khiến lũ quét, sạt lở tàn phá miền núi phía Bắc

Theo chuyên gia, yếu tố địa hình, độ dốc, địa chất, ảnh hưởng biến đổi khí hậu với những đợt mưa lớn sau bão là nguyên nhân kích hoạt lũ quét, sạt lở tại các tỉnh vùng núi.

Đăng ngày: 23/06/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 23/06/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 23/06/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 22/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News