Sài Gòn ứng phó áp thấp nhiệt đới hướng vào Nam Bộ
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, ở đảo Huyền Trân (quần đảo Trường Sa) đã có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8.
Hồi 01 giờ (ngày 12/12), vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 8,8 độ Vĩ Bắc; 109,6 độ Kinh Đông, cách đảo Huyền Trân (quần đảo Trường Sa) khoảng 130km về phía Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/h), giật cấp 8-9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km. Đến 01 giờ ngày 13/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,1 độ Vĩ Bắc; 107,2 độ Kinh Đông trên vùng biển ven bờ các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Sóc Trăng. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9.
Hướng đi của áp thấp nhiệt đới.
Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm trên biển (gió mạnh từ cấp 6 trở lên): từ vĩ tuyến 7,5 độ Vĩ Bắc đến vĩ tuyến 13,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 106,0 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km.
Ở Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to (tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 100-200mm, có nơi cao hơn 200mm) và rải rác có dông, trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy. Từ đêm nay (12/12), khu vực đất liền ven biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Sóc Trăng có gió giật mạnh cấp 6-7.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, từ sáng 14/12 ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ và khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; biển động mạnh. Sóng biển cao từ 2-4m. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Từ ngày 14-17/12, ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Ninh Thuận có mưa vừa, mưa to (tổng lượng mưa trên 200mm), riêng Quảng Nam đến Phú Yên có mưa to đến rất to (300-400mm/đợt), trên các sông thuộc khu vực này có khả năng xuất hiện lũ kèm nguy cơ lũ quét, sạt lở đất. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1-2.

Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới
Đảo rắn tại Brazil sở hữu vẻ đẹp tựa thiên đường nhưng với gần 400.000 con rắn độc bậc nhất thế giới vừa là nỗi sợ, vừa kích thích sự hiếu kỳ của du khách ưa mạo hiểm.

Hiện tượng La Nina là gì?
La Nina là hiện tượng nước biển lạnh đi so với bình thường, đây là một hiện tượng trái ngược lại với hiện tượng El Nino (nước biển nóng lên).

Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào.

Thời kỳ “tiểu băng hà” là nguyên nhân của dịch bệnh, các đế chế sụp đổ và di cư
Hiện nay, một nhóm các nhà nghiên cứu đang cân nhắc đến một loại khác của tình trạng biến đổi khí hậu—một thời kỳ tiểu băng hà—mà họ nói đã khiến một số đế chế ở Á-Âu, bao gồm đế chế La Mã, lụi tàn hoặc sụp đổ

Hiện tượng El nino là gì?
Theo một định nghĩa đơn giản nhất El nino là hiện tượng phá vỡ điều kiện bình thường của hệ thống đại dương - khí quyển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương gây nên những ảnh hưởng đến thời tiết trên qui mô toàn cầu.

Những cách bảo vệ môi trường sống
Bảo vệ môi trường là gì? Bảo vệ môi trường bằng cách nào? Chúng ta biết rằng môi trường sống quanh ta ngày càng xấu đi, vậy hãy bảo vệ chúng từ những việc nhỏ trong chính cuộc sống của mình.
