Sai lầm khi ngâm rau củ trong nước muối
Rửa rau cần trải qua các bước nhất định để vừa đảm bảo sạch bụi bẩn, hóa chất song không làm mất đi vitamin tốt cho sức khỏe.
Bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào, Phó khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), cho biết trong chế độ ăn uống hàng ngày, rau, củ, quả có vai trò đặc biệt quan trọng. Chúng cung cấp nhiều vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ.
Các thao tác để sơ chế, chế biến rất quan trọng. Nhưng một số thói quen của người dân đã làm hao mòn các vitamin, chất xơ có trong rau củ. Đồng thời, sức khỏe người ăn cũng bị ảnh hưởng.
Theo bác sĩ Đào, chúng ta nên có các quy trình nhất định. Đầu tiên, chúng ta cần loại bỏ những phần hỏng, héo, úa… Với dụng cụ, chúng ta cần đảm bảo chúng được sạch sẽ, bao gồm nguồn nước, rổ đựng, chậu, thậm chí cả bàn tay. Vì khi tay bẩn đụng vào rau đã rửa, chúng sẽ nhiễm khuẩn.
Để rau sạch, người dân có thể xả dưới vòi nước sạch hoặc ngâm trong nước muối pha loãng. Một số người thường dùng các sản phẩm được khuyến cáo trên thị trường để giảm thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại trong rau củ quả.
Cách rửa rau củ cũng rất quan trọng để loại bỏ bụi bẩn, hóa chất. (Ảnh: Saladswithanastasia).
Chuyên gia này khuyên người dân nên rửa rau củ bằng nước thường, sau đó ngâm lại với nước muối pha loãng. Cuối cùng, chúng ta rửa lại bằng nước sạch và để khô.
Muối có tính sát trùng, giúp rửa sạch phần bẩn của rau củ. Tuy nhiên, ngâm nước sẽ có sự thẩm thấu vào rau củ. Việc ngâm quá lâu sẽ làm tăng độ úa của các loại lá.
“Trong một chậu nước khoảng 10 lít, bạn chỉ nên cho khoảng 5 gam muối để ngâm trong khoảng 5 đến 10 phút. Sau đó, bạn xả lại bằng nước sạch nhằm giảm tối đa lượng muối trong rau củ quả. Điều này giúp đảm bảo rau củ quả không bị thẩm thấu nồng độ muối quá cao”, bác sĩ Đào cho hay.
Đồng thời, chúng ta chỉ nên ngâm muối với những sản phẩm dùng ngay và không nên để quá lâu.
Theo bác sĩ Đào, nhiều người ngâm rau củ trong nước muối rất cảm tính, làm theo thói quen… Điển hình là việc bốc cả nắm muối cho vào chậu nhỏ ít nước rồi ngâm rau. Họ thường nghĩ rằng càng đậm đặc càng tốt, sau đó, vớt rau ra ăn hoặc chế biến luôn.
Đây là một sai lầm rất nhiều người đang gặp phải, vô tình khiến lượng muối đưa vào cơ thể nhiều hơn - nguyên nhân dẫn các nhiều bệnh lý không lây nhiễm như huyết áp, tim mạch.

5 loại thực phẩm đừng nên ăn chung với dứa nếu không muốn bị "Tào Tháo đuổi"
Dứa là một loại quả được nhiều người ưa thích vì ngon mà giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, để có thể thưởng thức một cách trọn vẹn nhất, chúng ta không nên ăn dứa cùng các thực phẩm sau, nếu không sẽ làm tổn hại đến sức khỏe.

Chết não và cái chết của con người
Chết não là gì? Chết não có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây chết não là gì? Chết não có cứu chữa được không? Cùng tìm hiểu về những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Những lý do nên dùng cà chua
Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa "chuẩn"
Chỉ nha khoa giúp vệ sinh các mảng bám trên răng tốt tăm thông thường. Tuy nhiên, sử dụng chỉ nha khoa sai kỹ thuật có thể gây tổn thương răng và nướu.

Uống nước lá tía tô có tác dụng và tác hại đối với sức khỏe như thế nào?
Tía tô là một trong những loại cây thuốc dân gian lâu đời và được sử dụng rộng rãi nhất ở nước ta.

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.
