Sản xuất nhiên liệu sinh học từ nước dùng mì ramen

Công ty vận tải Nishida Shoun có trụ sở tại tỉnh Fukuoka (Tây Nam Nhật Bản) đã phát triển một phương pháp độc đáo, nhằm tạo ra nhiên liệu sinh học từ nước dùng mì ramen.

Tonkotsu ramen là món mì đặc trưng của người dân Nhật Bản, có nước dùng được ninh từ xương lợn. Công ty Nishida Shoun đã tách chiết phần mỡ lợn từ nước dùng tonkotsu ramen còn sót lại sau khi ăn, rồi trộn phần mỡ này với nhiên liệu được làm từ dầu ăn phế thải.

Sản xuất nhiên liệu sinh học từ nước dùng mì ramen
Tonkotsu ramen là món mì đặc trưng của người dân Nhật Bản. (Ảnh: Facebook/Takagi Ramen).

Hiện Nishida Shoun sử dụng loại dầu diesel sinh học này để vận hành một vài xe trong tổng số 170 xe tải của công ty, đồng thời đặt mục tiêu sẽ sử dụng 100% nhiên liệu sạch này cho tất cả các xe từ tháng 9 tới.

Nhiên liệu diesel sinh học được xem là một giải pháp thay thế hiệu quả cho dầu diesel và giúp bảo vệ môi trường nhờ việc làm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Chủ tịch của công ty Nishida Shoun, Masumi Nishida đã nảy ra ý tưởng sử dụng nước dùng tonkotsu ramen để sản xuất nhiên liệu vào năm 2013, khi ông trò chuyện với một nhà điều hành dây chuyền sản xuất ramen trong lúc đang tiến hành nghiên cứu về nhiên liệu diesel sinh học có nguồn gốc từ dầu thực vật. Nhà điều hành nói trên cho biết ông đã phải trả tiền để xử lý nước dùng ramen còn sót lại và tự hỏi liệu phần nước dùng còn thừa này có thể được đưa vào sử dụng thay cho dầu thực vật hay không.

Thắc mắc trên khiến ông Nishida, năm nay 74 tuổi, đã phát triển một thiết bị chuyên dụng để tách mỡ lợn ra khỏi nước dùng ramen, có thể được đặt ngay trong gian bếp của các cửa hàng bán ramen. Mặc dù mỡ lợn có xu hướng dễ đông đặc hơn so với dầu thực vật, nhưng ông Nishida đã nghĩ ra một cách để loại bỏ một số nguyên tố trong quá trình tinh chế, theo đó có thể trộn lẫn phần mỡ lợn này với nhiên liệu diesel sinh học làm từ dầu ăn phế thải.

Công ty Nishida Shoun hiện thu mua mỡ lợn và dầu ăn phế thải từ khoảng 2.000 nhà hàng và sử dụng chúng để sản xuất khoảng 3.000 lít nhiên liệu mỗi ngày tại nhà máy của mình.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Động đất Haiti: Thương vong tăng vọt lên hơn 7.000 người

Động đất Haiti: Thương vong tăng vọt lên hơn 7.000 người

Số người thiệt mạng trong trận động đất ở Haiti ngày 14-8 hiện đã tăng vọt lên 1.297 trong khi ít nhất 5.800 người được cho là bị thương.

Đăng ngày: 16/08/2021
Động đất mạnh gây cảnh báo sóng thần ở Haiti

Động đất mạnh gây cảnh báo sóng thần ở Haiti

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) ghi nhận một trận động đất xảy ra vào lúc 8h30 sáng 14/8, khiến Haiti rung chuyển và gây cảnh báo sóng thần.

Đăng ngày: 15/08/2021
Nhân loại đang đối mặt hiểm họa khủng khiếp

Nhân loại đang đối mặt hiểm họa khủng khiếp

Báo cáo đánh giá tình trạng khí hậu toàn cầu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) thuộc Liên Hợp quốc mới được công bố ngày 9/8, theo tờ Nature.

Đăng ngày: 14/08/2021
Tảng băng trôi rộng 1.280km2 va vào bờ biển châu Nam Cực

Tảng băng trôi rộng 1.280km2 va vào bờ biển châu Nam Cực

Gió mạnh khiến tảng băng trôi khổng lồ quệt vào thềm băng Brunt nhưng chỉ gây ra tác động nhẹ, không làm thềm băng chia tách theo vết nứt cũ.

Đăng ngày: 14/08/2021
Núi lửa

Núi lửa "quái vật" ở Ý vẫn còn "sống", đang mọc cao thêm

Chỉ trong vòng 6 tháng, miệng núi lửa phía Đông Nam của Etna - siêu núi lửa cao nhất nước Ý - đã tự mọc thêm một cách dáng sợ.

Đăng ngày: 13/08/2021
Hồ nước ngọt sạch nhất trên thế giới nhưng không ai được phép vào

Hồ nước ngọt sạch nhất trên thế giới nhưng không ai được phép vào

Hồ nước ngọt trong sạch nhất trên thế giới được bộ tộc Māori địa phương coi là linh thiêng và không ai được phép vào...

Đăng ngày: 13/08/2021
Tìm ra công nghệ tái chế mùn cưa thành hạt nhiên liệu

Tìm ra công nghệ tái chế mùn cưa thành hạt nhiên liệu

Các nhà khoa học tại Đại học Tổng hợp quốc gia Nga Vyatka (VyatSU) đã phát triển một máy nghiền có kích thước nhỏ và dễ vận chuyển để nghiền mùn cưa, sau đó đúc chúng thành hạt nhiên liệu.

Đăng ngày: 12/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News