Sản xuất oxy trên Mặt trăng đã nằm trong tầm tay con người?

Nghiên cứu mới có thể mở đường cho các chuyến thám hiểm tương lai trên Mặt trăng trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.

Một thử nghiệm gần đây được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ Johnson (JSC) của NASA đã đánh dấu bước tiến mới, khi lần đầu tiên sản xuất thành công oxy bằng cách sử dụng đất Mặt trăng mô phỏng trong môi trường chân không.

Sản xuất oxy trên Mặt trăng đã nằm trong tầm tay con người?
Một bức ảnh chụp bề mặt của Mặt trăng. (Ảnh: NASA).

Để quá trình này được thực hiện thành công, các kỹ sư của NASA phải dùng một buồng chân không hình cầu, rộng 4,6 mét, để chiếu một tia laser cường độ cao vào các regolith mô phỏng, hay bụi Mặt trăng dạng bột.

Quá trình này được thực hiện nhằm mô phỏng ánh sáng Mặt Trời làm tan chảy các mẫu vật trong một quá trình được gọi là giảm nhiệt.

Nhờ duy trì áp suất không đổi trong lò phản ứng, khi đất Mặt trăng mô phỏng được làm nóng, một lượng carbon monoxide được giải phóng từ nó, giúp quá trình phân tách oxy trở nên khả thi.

Aaron Paz, kỹ sư cấp cao tại JSC, đánh giá cao thành công này. Ông khẳng định: "Công nghệ này có khả năng tạo ra lượng oxy đáng kể mỗi năm trên bề mặt Mặt trăng, từ đó cho phép sự hiện diện của con người tại đây và cũng đảm bảo cho nền kinh tế Mặt trăng".

Sản xuất oxy trên Mặt trăng đã nằm trong tầm tay con người?
Một lò phản ứng nhiệt cacbon chứa laser cường độ cao của NASA tại Trung tâm Vũ trụ Johnson (Ảnh: NASA/Brian Sacco).

Anastasia Ford, kỹ sư NASA và là Giám đốc thử nghiệm tại JSC cho rằng thử nghiệm chứng tỏ sự sẵn sàng về mặt kỹ thuật của NASA trong hành trình khám phá không gian. Bà cũng hé lộ một thử nghiệm thực tế sẽ được triển khai cùng các sứ mệnh Artemis sắp tới của NASA.

Trong đó, tiêu biểu nhất phải kể tới sứ mệnh Artemis 3 dự kiến sẽ đưa các phi hành gia lần đầu tiên quay trở lại bề mặt Mặt trăng sau hơn 50 năm.

Đối với các nhiệm vụ xa hơn thế, như đưa con người lên sao Hỏa, cơ quan vũ trụ Mỹ đang có kế hoạch sử dụng nơi định cư lâu dài trên Mặt trăng làm bước đệm.

Tại đó, việc khai thác thành công oxy từ đá Mặt trăng có thể mang lại nhiều ứng dụng thiết thực, bao gồm sản xuất oxy để thở và thậm chí cả nhiên liệu được sử dụng trong tên lửa.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đột phá: Tìm ra hạt vũ trụ sinh ra sự sống Trái đất

Đột phá: Tìm ra hạt vũ trụ sinh ra sự sống Trái đất

Một thí nghiệm " quay ngược thời gian" về đã tạo thành công tiền chất của sự sống từ những phân tử "vô hồn" của Trái đất trong liên đại Hỏa Thành.

Đăng ngày: 05/05/2023
Vì sao trăng cam xuất hiện ở TP HCM trước đêm nguyệt thực?

Vì sao trăng cam xuất hiện ở TP HCM trước đêm nguyệt thực?

Hiện tượng " ảo ảnh Mặt Trăng mùa hè" với trăng tròn to bất thường màu cam cháy đã xảy ra vào tối 4-5 và có thể tiếp diễn trong ngày 5-5 ,ngay trước thời khắc nguyệt thực nửa tối được trông đợi.

Đăng ngày: 05/05/2023
Tàu vũ trụ cách Trái đất 23 tỷ km đang làm gì?

Tàu vũ trụ cách Trái đất 23 tỷ km đang làm gì?

2 tàu vũ trụ “song sinh” Voyager 1 và Voyager 2 vẫn tiếp tục khám phá vũ trụ 45 năm sau khi phóng đi từ Trái đất và cách xa hành tinh 22 giờ ánh sáng.

Đăng ngày: 05/05/2023
Lần đầu chứng kiến khoảnh khắc hành tinh bị sao chủ nuốt chửng

Lần đầu chứng kiến khoảnh khắc hành tinh bị sao chủ nuốt chửng

Các nhà khoa học cho rằng hành tinh có kích cỡ tương đương sao Mộc đã lao vào ngôi sao chủ, gây ra vụ nổ ánh sáng “cực kỳ chói lòa”.

Đăng ngày: 04/05/2023
Phi hành gia Arab đầu tiên đi bộ ngoài không gian

Phi hành gia Arab đầu tiên đi bộ ngoài không gian

Phi hành gia Sultan Al Neyadi của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đi vào lịch sử khi trở thành công dân Arab đầu tiên đi bộ ngoài không gian trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên trạm ISS.

Đăng ngày: 04/05/2023
Trung Quốc phát triển chùm vệ tinh để thám hiểm không gian sâu

Trung Quốc phát triển chùm vệ tinh để thám hiểm không gian sâu

Trung Quốc sẽ phát triển một chùm vệ tinh, mang tên Queqiao, hay Magpie Bridge (Cầu Ô Thước), cung cấp các dịch vụ viễn thông, điều hướng và viễn thám, phục vụ thám hiểm không gian sâu.

Đăng ngày: 04/05/2023
Trái đất bắt được tia hồng ngoại lạ: Hé lộ thông điệp vũ trụ rùng mình!

Trái đất bắt được tia hồng ngoại lạ: Hé lộ thông điệp vũ trụ rùng mình!

Một dữ liệu hoàn toàn bất thường vừa được các nhà khoa học " khai quật" từ dữ liệu tàu vũ trụ NEOWISE của NASA, tiết lộ một trong những hiện tượng tàn khốc nhất vũ trụ, kéo dài hơn 1 năm.

Đăng ngày: 04/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News