Sao chổi nhả "rượu" khi lao qua Trái đất

Khi lao qua Trái đất vào giữa năm 2018, sao chổi 46P / Wirtanen giải phóng lượng cồn cao bất thường.

Theo Neil Dello Russo, nhà khoa học về sao chổi tại Đại học Johns Hopkins, 46P / Wirtanen có nồng độ cồn trên aldehyde cao nhất từng được đo trên các sao chổi. Điều này cung cấp các thông tin về cách các phân tử carbon, oxy và hydro được phân phối trong Hệ Mặt trời sơ khai nơi Wirtanen được hình thành.


46P/Wirtanen trong lần bay qua Trái đất vào cuối năm 2018. (Ảnh: NASA).

46P / Wirtanen là vị khách thường xuyên ghé thăm Hệ Mặt trời. Nó quay xung quanh Mặt trời theo chu kỳ 5,4 năm/lần. Có thời điểm nó gần Trái đất tới mức có thể nhìn thấy bằng mắt thường trên bầu trời đêm.

Sao chổi khác với các thiên thạch ở chỗ chúng được cấu thành từ cacbonic metan, nước đóng băng lẫn với các hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử lớn và các khoáng chất khác. Khi sao chổi tiến tới gần Mặt trời, các hạt đá của nó bắt đầu thăng hoa, tạo ra đầu sao chổi - lớp khí và bụi khổng lồ phát sáng xung quanh hạt nhân của sao chổi. Cùng lúc này, bức xạ mặt trời đẩy phần đầu sao chổi ra xa, tạo thành đuôi sao chổi.

Nhưng với trường hợp của 46P / Wirtanen, các nghiên cứu phát hiện cơ chế bí ẩn nào đó cũng khiến sao chổi này nóng lên.

  • Giả thiết đầu tiên là bức xạ Mặt trời có thể đã ion hóa một số phân tử gần nhân của sao chổi làm giải phóng các electron năng lượng. Các electron này có thể va chạm với các phân tử khác và truyền năng lượng giải phóng dưới dạng nhiệt.
  • Giả thiết thứ hai các khối rắn và hạt băng vỡ ra từ sao chổi rơi khỏi hạt nhân trước khi thăng hoa và giải phóng năng lượng.

Các thành phần khác cho sự sống cũng được tìm thấy trên 46P / Wirtanen. Vì vậy "những quả cầu tuyết bẩn thỉu" này có thể cực kỳ quan trọng không chỉ đối với sự tồn tại của chúng ta mà còn đối với sự sống ở những nơi khác trong vũ trụ.

"Các nghiên cứu về sao chổi như thế này rất thú vị vì chúng đóng vai trò như một bệ phóng để trả lời câu hỏi - chúng ta có đơn độc không?", nhà thiên văn học Greg Doppmann của Đài quan sát Keck cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News