Sao Hỏa bị tấn công, “vỏ” phồng to gấp 3 lần

Tàu thám hiểm sao Hỏa MAVEN của NASA đã ghi lại khoảnh khắc cực sốc khi một "cú tấn công kép" của sao mẹ ập vào hành tinh.

Trong phân tích mới, các nhà khoa học Mỹ đã giải mã một hiện tượng kỳ lạ mà MAVEN bắt được đúng 1 năm trước, ngày 26-12-2022: Một "khoảng trống" bắn thẳng vào sao Hỏa, làm tầng điện ly và từ quyển của hành tinh phồng to gấp 3 lần.

Từ quyển vốn là lớp "vỏ" vô hình bọc lấy khối cầu mà chúng ta trông thấy được của mỗi hành tinh, mang từ trường mạnh mẽ giúp bảo vệ hành tinh khỏi các bức xạ vũ trụ có hại.

Trong khi đó tầng điện ly là phần bị ion hóa nằm ở tầng trên cùng của bầu khí quyển hành tinh.

Sao Hỏa bị tấn công, “vỏ” phồng to gấp 3 lần
Tàu thám hiểm sao Hỏa MAVEN của NASA - (Ảnh: NASA).

Theo Science Alert, các tác giả phát hiện ra rằng thủ phạm tạo nên hiện tượng đó chính là hai cơn gió Mặt trời nối đuôi nhau.

Gió Mặt trời mang theo các hạt năng lượng cao vẫn thường tấn công các hành tinh, có thể ảnh hướng xấu đến những thứ trên hành tinh đó bao gồm sự sống. Tuy nhiên ở Trái đất, từ quyển mạnh mẽ đã bảo vệ chúng ta.

Trong cú tấn công nhắm vào sao Hỏa mà MAVEN chứng kiến, cơn gió Mặt trời đầu tiên vốn khá bình thường, bay chậm qua hành tinh.

Nhưng nó bị đuổi theo bởi một cơn gió Mặt trời thứ hai siêu nhanh, đầy năng lượng. Một mớ hạt Mặt trời dày đặc, hỗn độn được tạo thành, theo hai cơn gió lao nhanh qua Thái Dương hệ.

Việc di chuyển nhanh, mạnh mẽ của chúng đã tạm thời đẩy dạt các hạt Mặt trời lang thang trong môi trường, khiến con đường chúng đi qua chịu một sự sụt giảm nhanh: Đầy ứ hạt năng lượng khi cơn gió kép đang thổi, gần như trống rỗng sau khi chúng đi qua.

Khoảng trống rỗng bất thường này đi kèm với hiện tượng từ quyển và tầng điện ly của sao Hỏa mở rộng hàng ngàn km, tăng gấp 3 lần kích thước.

Đây là lần thứ hai các nhà khoa học bắt được hiện tượng này. Lần trước là vào năm 1999, khi đó Trái đất là nạn nhân.

Sự sụt giảm đột ngột của các hạt gió Mặt trời sau khi một cơn cuồng phong đi qua đã khiến "lớp vỏ" từ tính mạnh mẽ của địa cầu phồng lên tận 100 lần.

Vì vậy nghiên cứu mới này vô tình chỉ ra thủ phạm của sự kiện năm 1999: Có thể là một cơn gió Mặt trời kép tương tự.

"Khi chúng tôi lần đầu tiên nhìn thấy dữ liệu và độ giảm mạnh của gió Mặt trời, điều đó gần như không thể tin được" - nhà thiên văn Jasper Halekas từ Đại học Iowa (Mỹ) cho biết.

Cũng theo các nhà nghiên cứu, điều này có thể mang lại những hiểu biết có giá trị về sự mất khí quyển xảy ra như thế nào trên sao Hỏa và các hành tinh tương tự ở những nơi khác trong thiên hà.

Nó có thể là một mảnh ghép quan trọng trong việc xác định những điều gì có thể khiến một hành tinh ở được.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cảnh chưa từng thấy trên sao Hỏa trong bức ảnh NASA mất 3 tháng để chụp lại

Cảnh chưa từng thấy trên sao Hỏa trong bức ảnh NASA mất 3 tháng để chụp lại

Tàu quỹ đạo Odyssey của NASA đã ghi lại một hình ảnh độc đáo ở đường chân trời trên sao Hỏa.

Đăng ngày: 10/12/2023
Nhật Bản quyết định hoãn thăm dò sao Hỏa đến năm 2026

Nhật Bản quyết định hoãn thăm dò sao Hỏa đến năm 2026

Theo kế hoạch, tàu vũ trụ Martian Moons eXploration sẽ được phóng vào không gian bằng tên lửa đẩy H3 vào năm 2024, sau đó tiếp cận Sao Hỏa vào năm 2025 để khám phá Phobos và Deimos.

Đăng ngày: 08/12/2023
Tàu Trung Quốc phát hiện các khối lập thể bí ẩn ở hành tinh khác

Tàu Trung Quốc phát hiện các khối lập thể bí ẩn ở hành tinh khác

Trước khi " chết", tàu đổ bộ Zhurong của Trung Quốc đã kịp dùng radar xuyên đất để phát hiện các khối lập thể bí ẩn bị chôn vùi ở độ sâu 35 m bên dưới vùng Utopia Planitia của hành tinh đỏ.

Đăng ngày: 02/12/2023
NASA sẽ tạm dừng tất cả các sứ mệnh trên sao Hỏa, tại sao vậy?

NASA sẽ tạm dừng tất cả các sứ mệnh trên sao Hỏa, tại sao vậy?

Sao Hỏa đã đạt đến điểm hội tụ mặt trời khi quỹ đạo của nó đưa nó đến phía xa của mặt trời và khuất tầm nhìn. Robot sao Hỏa của NASA sẽ hoạt động trở lại cho đến ngày 25/11.

Đăng ngày: 23/11/2023
Kỳ lạ bầu trời đêm có màu xanh lá cây trên sao Hỏa

Kỳ lạ bầu trời đêm có màu xanh lá cây trên sao Hỏa

Sao Hỏa thường được gọi là Hành tinh Đỏ nhưng bầu khí quyển của nó lại có màu xanh.

Đăng ngày: 20/11/2023
Robot tìm thấy mầm mống oxy trên sao Hỏa, giấc mơ chinh phục không còn xa?

Robot tìm thấy mầm mống oxy trên sao Hỏa, giấc mơ chinh phục không còn xa?

Một " nhà hóa học" robot vừa thành công tạo ra oxy từ các thiên thạch trên sao Hỏa, mở ra bước ngoặt lớn cho chặng đường chinh phục và định cư trên sao Hỏa.

Đăng ngày: 16/11/2023
NASA mất liên lạc với các robot tự hành trên sao Hỏa

NASA mất liên lạc với các robot tự hành trên sao Hỏa

Sao Hỏa bị đĩa mặt trời che khuất, khiến NASA không thể liên lạc với robot tự hành và tàu vũ trụ bay trên quỹ đạo hành tinh đỏ.

Đăng ngày: 14/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News