Sắp tới, hai tàu vũ trụ sẽ ghé thăm sao Kim

Trong tuần này, hai tàu thăm dò không gian sẽ đi qua sao Kim khi đến vùng trong của Hệ Mặt trời.

Hai chuyến thăm này sẽ cách nhau khoảng 30 giờ. Vào ngày 9/8, Solar Orbiter sẽ đi ngang qua hành tinh thường được gọi là “song sinh của Trái đất”. Theo sau là tàu quỹ đạo BepiColombo Mercury vào ngày 10/8.

Việc đưa tàu vũ trụ đến sao Thủy và sao Kim sẽ tiêu tốn năng lượng, thậm chí là nhiều hơn sao Hỏa. Bởi, các chuyến đi đến bên ngoài Hệ Mặt trời đòi hỏi phải tăng tốc độ. Trong khi đó, việc đến vùng bên trong của Hệ Mặt trời đồng nghĩa với việc giảm tốc độ. Điều này có nghĩa là một tàu vũ trụ hướng đến gần Mặt trời hơn phải sử dụng tên lửa lớn, hoặc tìm một số cách hãm khác.

Sắp tới, hai tàu vũ trụ sẽ ghé thăm sao Kim
Sao Kim được mệnh danh là “song sinh của Trái đất”.

Từ những năm 1970, các cơ quan vũ trụ trên thế giới đã hoàn thiện việc sử dụng thao tác điều khiển bằng súng cao su để thay đổi vận tốc của tàu vũ trụ mà không cần đến tên lửa.

Thao tác với súng cao su vận tốc đầu tiên được sử dụng trong sứ mệnh Pioneer 11. Đây là khi tàu vũ trụ sử dụng lực hấp dẫn của sao Mộc để bắn nó về phía sao Thổ.

Đối với vùng trong Hệ Mặt trời, các thao tác với súng cao su vận tốc sẽ phức tạp hơn. Chúng thường đòi hỏi tàu vũ trụ bay ngang qua nhiều hơn một hành tinh để đạt được điểm đến mong muốn.

Trong trường hợp của NASA/ESA Solar Orbiter, mục đích của chuyến bay là đưa tàu vũ trụ ra khỏi mặt phẳng hoàng đạo. Nhờ đó, có thể có được những góc nhìn đầu tiên về các cực của Mặt trời.

Solar Orbiter sẽ là tàu đầu tiên đến được sao Kim, bay ở khoảng cách 7.995 km. Tiếp theo, tàu BepiColombo sẽ đi qua sao Kim ở khoảng cách 550 km. Theo ESA, sẽ không thể nhận được hình ảnh có độ phân giải cao khi Solar Orbiter đến sao Kim.

Bởi, Solar Orbiter đang quay mặt ở vị trí không chính xác khi để các tấm pin Mặt trời của nó hướng vào Mặt trời. Trong khi đó, với BepiColombo, hình ảnh đen trắng có độ phân giải thấp sẽ được quay lại bằng hai camera giám sát của con tàu.

Trong suốt quá trình bay, hai tàu vũ trụ sẽ thu thập dữ liệu về môi trường từ trường và plasma của sao Kim. Đồng thời, chúng cũng sẽ được giám sát bởi tàu vũ trụ Akatsuki của JAXA, vốn đã ở trên quỹ đạo quanh hành tinh. Dữ liệu này sẽ được sử dụng để lập kế hoạch cho tàu quỹ đạo EnVision Venus của ESA dự kiến cất cánh vào năm 2030.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
'Bóng ma nhảy múa cách xa 1 tỷ năm ánh sáng

'Bóng ma nhảy múa cách xa 1 tỷ năm ánh sáng

Các nhà thiên văn học phát hiện những đám mây electron khổng lồ trông giống như bóng ma đang nhảy múa xung quanh hai thiên hà xa xôi.

Đăng ngày: 09/08/2021
Bức ảnh chưa từng có về một ngôi sao khổng lồ đang nổ

Bức ảnh chưa từng có về một ngôi sao khổng lồ đang nổ

Những hình ảnh đầu tiên từ vụ nổ của một ngôi sao khổng lồ cách Trái đất hơn một tỷ năm ánh sáng và những khoảnh khắc đầu tiên của nó.

Đăng ngày: 08/08/2021
Phát hiện gây sốc: Trái đất đang quay chậm lại vì Mặt trăng

Phát hiện gây sốc: Trái đất đang quay chậm lại vì Mặt trăng "bỏ chạy"

Vòng quay của Trái đất đang chậm lại thấy rõ, các nhà nghiên cứu Mỹ và Đức chứng minh.

Đăng ngày: 06/08/2021
Virgin Galactic mở bán vé du lịch vũ trụ 450.000 USD

Virgin Galactic mở bán vé du lịch vũ trụ 450.000 USD

Công ty của tỷ phú Richard Branson tăng giá vé lên gần gấp đôi sau thành công của chuyến bay lên rìa vũ trụ tháng trước.

Đăng ngày: 06/08/2021
Module cũ của Nga bốc cháy trong khí quyển Trái đất

Module cũ của Nga bốc cháy trong khí quyển Trái đất

Từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), phi hành gia người Pháp Thomas Pesquet theo dõi module Pirs vỡ thành nhiều mảnh như pháo hoa.

Đăng ngày: 06/08/2021
Startup Đức chạy đua chế tạo

Startup Đức chạy đua chế tạo "taxi vệ tinh"

Trước sự bùng nổ của vệ tinh thương mại, các công ty khởi nghiệp của Đức đang gấp rút phát triển tên lửa phóng nhằm cạnh tranh với SpaceX.

Đăng ngày: 06/08/2021
Ngôi sao bị

Ngôi sao bị "trục xuất" khỏi dải Ngân Hà ở tốc độ 3,2 triệu km/h

Ngôi sao giàu kim loại LP 40−365 bị đẩy bay ra khỏi dải Ngân Hà sau vụ nổ siêu tân tinh với tốc độ nhanh gấp 1.000 lần viên đạn.

Đăng ngày: 06/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News