Siêu bão bụi "nuốt chửng" hàng xóm Trái đất?
ESA vừa phát hiện những siêu bão bụi xuất hiện gần Bắc Cực của sao Hỏa và có thể nuốt chửng hoàn toàn hành tinh này một lần nữa.
Tàu thăm dò Mars Express của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã phát hiện ra hàng loạt cơn bão bụi mùa xuân xuất hiện ở bán cầu Bắc của sao Hỏa trong thời gian gần đây.
Chuỗi hình ảnh của ESA cho thấy hàng loạt cơn bão bụi đang ra đời và khuấy động hành tinh đỏ - (ảnh: ESA).
Trong các bức ảnh gửi về Trái đất, Mars Express đã ghi nhận nhiều cơn bão xoáy lẫn với các đám mây nước – băng xuất hiện gần bán cầu Bắc của sao Hỏa trong tháng 5 và tháng 6 vừa qua. Loạt ảnh ước tính bao quát được không gian vài ngàn km từ Cực Bắc, theo hướng về phía xích đạo tới 2 núi lửa lớn Olympus Mons và Elysium Mons.
Bão bụi xoáy trên sao Hỏa - (ảnh: ESA).
Gọi là "bão bụi mùa xuân" nhưng đó là một hiện tượng khá đáng sợ của hành tinh đỏ. Vào tháng 2 năm nay, một cơ quan vũ trụ danh tiếng khác là NASA từng phải nói lời vĩnh biệt với robot thám hiểm của họ sau 15 năm hoạt động. Đó là một robot chạy bằng năng lượng mặt trời nên khi cơn bão bụi xuất phát từ xích đạo lan rộng và ngăn hoàn toàn ánh sáng mặt trời suốt nhiều tháng, nó đã không thể hoạt động.
Siêu bão bụi (được tô màu xanh ngọc) đang xoáy mạnh và lan dần xuống phía nam. Đây là hình ảnh của tháng 5/2019. Trong tháng 6, nó đã tiến sát và đốt cháy các đám mây ở khu vực các núi lửa - (ảnh: ESA).
Các cơn bão lần này lại hình thành từ đỉnh băng cực của sao Hỏa và theo chuỗi hình ảnh thì nó đang tiến dần về phía Nam, chuẩn bị nuốt chửng 2 ngọn núi lửa khổng lồ nói trên. ESA cũng ghi nhận được hiện tượng bốc hơi dữ dội của các đám mây thuộc khu vực núi lửa khi bão bụi dần tiến tới bởi dòng bụi đã đốt nóng không khí.
ESA sẽ tiếp tục theo dõi cơn bão nhưng theo xu hướng này, các nhà khoa học nghi ngờ nó có thể lại nuốt chửng hành tinh đỏ lần nữa. Siêu bão bụi sao Hỏa cũng là một trở ngại lớn mà các phi hành gia phải đối mặt khi đổ bộ người hàng xóm trái đất trong tương lai.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
