Siêu máy tính có thể thực hiện 2 tỷ tỷ phép tính/giây
Siêu máy tính Aurora của Mỹ được lắp ráp thành công và sẽ đi vào hoạt động cuối năm nay.
Siêu máy tính Aurora ở Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne. (Video: ANL).
Việc lắp đặt máy phiến điện toán thứ 10.624 và cũng là phiến cuối cùng của Aurora đánh dấu cột mốc quan trọng đối với siêu máy tính cấp exascale (exascale là khả năng xử lý ít nhất một exaflops của hệ thống máy tính, tức một tỷ tỷ phép tính mỗi giây) tại Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne thuộc Bộ Năng lượng Mỹ (DOE). Sau nhiều năm hoạch định và nghiên cứu, hệ thống giờ đây bao gồm tất cả phần cứng có thể biến nó thành một trong những siêu máy tính mạnh nhất thế giới khi dùng cho hoạt động khoa học. Được chế tạo bởi công ty Intel và Hewlett Packard Enterprise (HPE), Aurora có khả năng cung cấp khả năng tính toán hơn hai exaflops (hơn 2 tỷ tỷ phép tính trong một giây).
Nhóm chế tạo Aurora xây dựng hệ thống từng phần trong 1,5 năm, lắp đặt các phiến điện toán và nhiều bộ phận khác vận chuyển tới cơ sở Argonne Leadership Computing Facility (ALCF) của DOE từ tháng 11/2021, theo Susan Coghlan, giám đốc dự án Aurora ở ALCF. "Dù vẫn còn nhiều việc cần làm trước khi triển khai hệ thống cho cộng đồng khoa học trên khắp thế giới, chúng tôi vô cùng phấn khởi khi lắp đặt xong phần cứng cuối cùng", Coghlan chia sẻ.
Aurora có khả năng cung cấp khả năng tính toán hơn hai exaflops (hơn 2 tỷ tỷ phép tính trong một giây).
Là "xương sống" của hệ thống, phiến điện toán của Aurora là những khối hình chữ nhật chứa bộ xử lý, bộ nhớ, kết nối mạng và công nghệ làm mát. Năng lực tính toán của cỗ máy đến từ bộ xử lý trung tâm (CPU) và bộ xử lý đồ họa (GPU) của Intel. Mỗi phiến điện toán trang bị hai bộ xử lý Intel Xeon CPU Max Series và 6 bộ xử lý Intel Data Center GPU Max Series.
Do mỗi phiến điện toán nặng gần 32kg, nhóm chế tạo cần một cỗ máy chuyên dụng để lắp đặt chúng chính xác theo chiều dọc trên giá đỡ lớn cỡ chiếc tủ lạnh của Aurora. Siêu máy tính này có tổng cộng 166 giá đỡ, mỗi giá đỡ chứa 64 phiến điện toán. Các giá đỡ xếp thành 8 dãy, chiếm diện tích bằng hai sân bóng rổ chuyên nghiệp ở trung tâm dữ liệu ALCF.
Trước khi lắp đặt hệ thống, Argonne phải tiến hành một số nâng cấp cơ sở quan trọng, bao gồm thêm diện tích mới để cung cấp đủ chỗ cho siêu máy tính, xây phòng cơ khí và thiết bị để tăng công suất điện và làm mát. Hiện nay, khi cỗ máy đã hoàn thiện, nhóm nghiên cứu đến từ chương trình Aurora Early Science của ALCF và Dự án máy tính exascale của DOE sẽ bắt đầu mở rộng quy mô ứng dụng trên hệ thống đầy đủ.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Pin làm từ vật liệu có một không hai này sẽ sớm thay thế pin lithium-ion trên ô tô điện
Pin lithium-ion có quá nhiều ưu điểm nhưng lại rất khó phân hủy, gây ra tác động lớn đến môi trường.

Các nhà khoa học đã thành công tạo ra chùm tia nguyên tử “vĩnh cửu”
Tiến bộ trong vật lý lượng tử đã cho phép các nhà vật lý tạo ra chùm nguyên tử hoạt động giống như một tia laser mà trên lý thuyết có thể tồn tại “mãi mãi”.

Phát hiện đột phá về công nghệ tạo ra điện Mặt trời vào ban đêm
Với việc chứng minh có thể sản xuất điện Mặt trời vào ban đêm, các nhà khoa học Australia đã đạt được bước đột phá về công nghệ năng lượng tái tạo.

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.
