Siêu máy tính mô phỏng sự hình thành của Mặt trăng
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Durham ở Anh đã mô phỏng sự hình thành của Mặt trăng bằng siêu máy tính để giải đáp những bí ẩn về vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất.
Các nhà thiên văn học tin rằng trong giai đoạn đầu sau khi hình thành, Trái đất đã va chạm với thiên thể có kích thước như Hỏa tinh tên là Theia. Vụ va chạm diễn ra cách đây 4,5 tỷ năm tạo ra một vùng lớn mảnh vụn xung quanh Trái đất, sau đó bồi tụ để hình thành Mặt trăng.
Sự va chạm của Trái đất và tiểu hành tinh Theia. (Ảnh: NASA).
Theo The Next Web, các nhà nghiên cứu tại Đại học Durham (Anh) đã mô phỏng diễn biến vụ va chạm trên siêu máy tính. Họ đã xem xét một loạt điều kiện từ vận tốc của Theia, góc va chạm, tốc độ quay của tiểu hành tinh, phân tích trường hợp Theia không quay cho đến quay nhanh, từ va chạm nhẹ đến tác động trực diện.
Điều thú vị là khi mô phỏng với điều kiện Theia không quay, vụ va chạm đã hình thành một vệ tinh có khối lượng khoảng 80% Mặt trăng.
Nhóm nghiên cứu cho biết kết quả trong một số thử nghiệm, giữa vành đai của những tàn tích, họ đã tìm thấy khối vật chất lơ lửng có khối lượng gần bằng Mặt trăng, chứa khoảng 1% sắt giống như Mặt trăng.
Khi "Mặt trăng trẻ" đi vào quỹ đạo quanh Trái đất, nó sẽ hút các mảnh vỡ từ không gian xung quanh để lớn hơn. Vệ tinh tự nhiên này như một lõi sắt, hút các vật chất từ vụ va chạm của Theia và Trái đất sơ khai.
Ảnh mô phỏng quá trình có thể là sự hình thành của Mặt trăng. (Ảnh: Sergio Ruiz-Bonilla).
“Thật thú vị khi vài tình huống mô phỏng cho thấy khối vật chất quay theo quỹ đạo này có kích thước gần bằng Mặt trăng, cộng thêm vành đai của các vật chất sau khi va chạm sẽ giúp khối này lớn hơn theo thời gian... Tôi không nói đây là Mặt trăng, nhưng chắc chắn nó là một điểm thú vị để tiếp tục tìm hiểu”, Tiến sĩ Sergio Ruiz–Bonilla tại Đại học Durham cho biết.
Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục mô phỏng, kiểm tra khối lượng, vận tốc, độ xoáy và các yếu tố khác của vụ va chạm có thể ảnh hưởng thế nào đến việc hình thành Mặt trăng.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
