Siêu máy tính mô phỏng vụ va chạm giữa hai hành tinh

Các nhà khoa học Anh mô phỏng các trường hợp va chạm giữa hai hành tinh, cho thấy sự biến đổi mạnh mẽ trong bầu khí quyển của chúng.

Sử dụng siêu máy tính COSMA tại cơ sở điện toán hiệu suất cao DiRAC ở Anh, các nhà nghiên cứu từ Đại học Durham đã thực hiện hơn 100 mô phỏng 3D chi tiết về va chạm giữa các hành tinh giống như Trái đất, cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về tác động của sự kiện.


Mô phỏng hai hành tinh va chạm trực diện. (Video: Đại học Durham).

Mô phỏng cho thấy những vụ va chạm trực diện với tốc độ cao khiến bầu khí quyển hành tinh biến đổi mạnh mẽ, đôi khi có thể bị phá hủy hoàn toàn bởi lớp phủ nằm bên dưới lớp vỏ của thiên thể. Trong khi đó, va chạm "sượt qua" gây tổn thất khí quyển ít hơn nhiều.

Mặt trăng cũng được cho là hình thành sau một vụ va chạm sượt qua cách đây 4,5 tỷ năm giữa Trái đất sơ khai và một hành tinh khổng lồ có kích thước tương đương sao Hỏa. Dựa trên mô phỏng 3D mới, các nhà khoa học dự đoán hành tinh của chúng ta chỉ mất 10 - 50% khí quyển trong sự kiện này.


Vụ va chạm trực diện với tốc độ cao khiến bầu khí quyển hành tinh biến đổi mạnh mẽ.

"Đây là nghiên cứu chi tiết nhất về tác động của các loại va chạm hành tinh lên bầu khí quyển", tác giả chính Jacob Kegerreis, Tiến sĩ tại Đại học Durham nhấn mạnh. "Mặc dù kết quả rất khác nhau phụ thuộc vào góc độ và tốc độ va chạm, chúng tôi đã tìm ra một cách đơn giản để dự đoán bao nhiêu phần khí quyển bị mất".

Trong giai đoạn tiếp theo, Kegerreis cùng các cộng sự muốn tiến hành thêm hàng trăm mô phỏng khác để kiểm tra những hiệu ứng có thể xuất hiện liên quan đến khối lượng và thành phần của hành tinh.

Chi tiết nghiên cứu được công bố trên tạp chí Astrophysical Journal hôm 15/7.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News