Siêu tân tinh sáng gấp 20 lần dải Ngân hà
Các nhà khoa học phát hiện siêu tân tinh mạnh nhất từ trước đến nay với độ sáng gấp 20 lần dải Ngân hà và 570 tỷ lần so với Mặt Trời.
Theo phát hiện công bố hôm nay trên tạp chí Science, siêu tân tinh sáng nhất mà các nhà khoa học quan sát được cách Trái Đất 3,8 tỷ năm ánh sáng, trong thiên hà lớn gấp ba lần dải Ngân hà.
Hình minh họa siêu tân tinh ASASSN-15lh. (Ảnh: Jin Ma/ Đài thiên văn Bắc Kinh).
Siêu tân tinh là một hiện tượng hiếm gặp xảy ra khi một ngôi sao khổng lồ phát nổ cuối vòng đời. Tuy nhiên, siêu tân tinh mới phát hiện rất đặc biệt vì nó sáng gấp đôi các siêu tân tinh khác. Việc tìm ra nó khiến Subo Dong, nhà khoa học tại Đại học Peking, Trung Quốc, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, hào hứng đến mất ngủ.
Lúc đầu, Benjamin Shappee, đồng tác giả nghiên cứu làm việc tại Viện Khoa học Carnegie ở Pasadena, California, Mỹ, tỏ ra hoài nghi các kết quả và cho rằng phát hiện là phi thực tế. "Những phát hiện kiểu này là lý do tôi trở thành một nhà thiên văn học. Tự nhiên rất giỏi sắp xếp và nó nằm ngoài trí tưởng tượng của chúng ta", Shappee chia sẻ với AP.
Siêu tân tinh mang tên ASASSN-15lh được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 14/6/2015. Tuy nhiên, các nhà thiên văn vẫn chưa tìm ra lời giải thích cho độ sáng của nó. Một trong nhiều giả thuyết là siêu tân tinh này có thể do hố đen kích hoạt. Giả thuyết khác cho rằng vụ nổ là kết quả của sao từ, một ngôi sao neutron rất hiếm gặp và quay nhanh với từ trường mạnh.
Các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu đến ASASSN-15lh đến cuối năm nay. Họ sẽ sử dụng Kính viễn vọng Không gian Hubble để tìm hiểu kỹ hơn về thiên hà nơi siêu tân tinh ASASSN-15lh tọa lạc.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
