Siêu trăng lớn nhất năm sắp chiếu sáng bầu trời thế giới

Trăng tròn hôm 30/8 sẽ ở điểm gần Trái đất nhất, tạo thành siêu trăng sáng nhất năm 2023.

Siêu trăng lớn và sáng nhất năm 2023 sẽ mọc vào ngày 30/8 và có biệt danh "trăng xanh". Đây là kết quả của 3 hiện tượng Mặt Trăng xảy ra cùng lúc. Tên gọi "trăng xanh" không liên quan tới màu sắc của Mặt Trăng mà xuất phát từ thực tế đây là lần trăng tròn thứ hai trong tháng 8, theo Live Science. Đây là lần thứ hai siêu Trăng xuất hiện trong cùng một tháng (đêm mùng 1 rạng sáng mùng 2/8 và rạng sáng 31/8).


Trăng tròn trùng với siêu trăng mọc ở New York. (Ảnh: Gary Hershorn).

Có hai loại trăng xanh. Siêu trăng xanh tháng 8 thuộc nhóm thứ nhất, đánh dấu hai lần trăng tròn diễn ra trong cùng một tháng, kết quả từ việc trăng tròn mọc theo chu kỳ 29,5 ngày. Ngoài trăng cá tầm xảy ra hôm 1/8/2023, trăng tròn hôm 30/8 gọi là trăng xanh theo lịch, chỉ xuất hiện 2 - 3 năm một lần. Lần tiếp theo sẽ rơi vào ngày 31/5/2026.

Loại thứ hai gọi là trăng xanh theo mùa, chỉ lần trăng tròn thứ 3 trong số 4 lần trăng tròn ở một mùa thiên văn. Điều này xảy ra khi năm dương lịch có 13 lần trăng tròn thay vì 12 như thông thường. Lần tiếp theo xuất hiện trăng xanh theo mùa là ngày 19/8/2024.

Siêu trăng diễn ra khi trăng tròn ở điểm gần Trái đất nhất trên quỹ đạo. Quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái đất có hình elip, vì vậy mỗi tháng nó đi qua cận điểm (điểm gần Trái đất nhất) và củng điểm (điểm xa Trái đất nhất), theo Fred Espenak, nhà thiên văn học làm việc cho NASA.

Lần trăng tròn thứ hai trong tháng 8 là siêu trăng thứ ba và gần nhất trong số 4 siêu trăng năm 2023. Ở khoảng cách 357.344 km từ Trái đất, đây là siêu trăng lớn và sáng nhất năm, dù chỉ gần hơn 33 km so với siêu trăng hôm 1/8 (357.311 km). Siêu trăng tiếp theo có tên trăng thu hoạch, rơi vào ngày 29/9 và là siêu trăng cuối cùng của năm 2023.

Tại Việt Nam, siêu trăng lần hai xuất hiện trong tháng vào đúng ngày Rằm (15 âm lịch). Khi đó Trăng tròn sẽ lớn hơn một chút và sáng hơn thông thường khoảng 15%. Việc quan sát sự kiện này hoàn toàn như đối với Trăng tròn thông thường, tức là chỉ cần trời ít mây, đủ để nhìn thấy Mặt Trăng. Người quan sát cũng không cần chuẩn bị bất cứ dụng cụ bảo vệ mắt nào khi quan sát.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này

Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Đăng ngày: 02/07/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News