Siêu trăng Trung thu: Việt Nam quan sát được thời điểm ngoạn mục nhất!

Sáng 28-9 theo giờ Việt Nam, Mặt trăng đã đạt điểm gần Trái đất nhất,, đạt độ tròn tuyệt đối chiều tối 29-9.

Theo NASA, Mặt trăng tiếp cận điểm gần Trái đất nhất vào lúc 8 giờ 6 phút ngày ngày 28-9 (giờ Việt Nam), do đó đến ngày trăng tròn tuyệt đối, nó vẫn còn rất lớn.


Siêu trăng Trung thu hứa hẹn sẽ tuyệt đẹp và xuất hiện ngay giữa "ảo ảnh" lúc hoàng hôn ở Việt Nam - (Ảnh: SPACE).

Nhà vật lý thiên văn đã nghỉ hưu của NASA là TS Fred Espanak trước đó đã tính toán vào thời điểm trăng tròn tuyệt đối, nó chỉ cách hành tinh của chúng ta 361.552km, tức gần hơn tới hơn 21.000km so với con số trung bình là 382.900 km.

Khoảng cách này xa hơn một chút so với siêu trăng kỷ lục của năm là siêu trăng xanh ngày 30-8, chỉ cách Trái đất 357.343km.

Theo định vị tại TP HCM bằng công cụ của trang Time and Date, thời điểm trăng tròn tuyệt đối sẽ là 16 giờ 57 phút ngày 29-9, tức chỉ trước thời điểm hoàng hôn của đêm Trung thu một chút.

Khi quan sát siêu trăng tròn nhất vào thời điểm hoàng hôn, người Việt Nam sẽ có cái nhìn rất đẹp mắt do hiệu ứng "ảo ảnh Mặt trăng", xảy ra do việc nhìn thiên thể này khi còn treo thấp, xuyên qua lớp khí quyển dày.

Ảo ảnh này sẽ khiến siêu trăng mang một màu hồng cam huyền ảo và trông còn to hơn nữa.

Theo tờ Space, siêu trăng tháng 9 còn có bạn đồng hành là sao Mộc và sao Thổ, hiện ra rất rõ trong những ngày này. Trong đó sao Mộc sẽ nằm ngay cạnh bên trái siêu trăng, trong chòm sao Bạch Dương.

Trong khi trăng tháng 9 với người Việt thường là trăng Trung thu vì trùng với tháng 8 âm lịch, người phương Tây gọi nó là "trăng thu hoạch", "trăng lúa mạch" hay "trăng bắp", vì đánh dấu cho một vụ mùa vừa đến kỳ gặt hái thành quả.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
30 năm trước NASA vô tình chụp được hành tinh khác đang

30 năm trước NASA vô tình chụp được hành tinh khác đang "sống"?

Các nhà khoa học Mỹ đã lật lại bộ dữ liệu từ tàu Magellan của NASA, chụp hơn 30 năm trước và chỉ ra bằng chứng ngạc nhiên cho thấy một hành tinh khác của hệ Mặt Trời vẫn đang hoạt động địa chất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Một Trái đất rộng rãi gấp đôi là điều không thể, bởi các nhà thiên văn vừa tìm thấy một sa mạc hành tinh tử thần.

Đăng ngày: 10/05/2025
Lần đầu tiên phát hiện neutrino

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới

Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 09/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News