Siêu-vật-liệu-Nobel-Vật lý được chế tạo tại nhà!
Nhờ một miếng băng dính Scotch thông thường, một chiếc điện thoại di động và một lõi bút chì, nhà bác học Nga Konstantin Novoselov đã chứng minh trước một cử toạ đông đảo cách ông đã thu được graphen - chất nhờ nó ông được trao giải Nobel Vật lý 2010.
>>> Từ cuộn băng keo tới giải Nobel Vật lý 2010
>>> Hai nhà khoa học Nga chia Nobel Vật lý
Nhà khoa học người Nga bậc thầy về điều chế vật liệu mịn nhất xưa nay đã đến thăm Diễn đàn thế giới RUSNANOTECH-2010 tại Matxcơva và tổ chức họp báo nhỏ nói về công trình của mình.
Novoselov trong phòng thí nghiệm nơi ông đã tạo ra siêu vật liệu graphen. (Ảnh: Internet).
"Mới thoạt nghe, ai cũng cho là câu chuyện đùa cợt, nhưng đúng là những thí nghiêm đầu tiên để điều chế graphen đơn giản đến như vậy trong phòng thí nghiệm của chúng tôi. Đây là một tuyệt phẩm của vật liệu mà không một thiết bị công nghệ hiện đại của bất cứ phòng thí nghiệm nào trên thế giới ngờ tới”, Novoselov nói.
Nhà bác học chẻ chiếc bút chì, dán chiếc lõi graphit vào phía có bôi keo của mảnh băng dính Scotch. Sau khi bóc miếng băng dính ra, ông lại dán nó vào màn hình của chiếc điện thoại di động. Theo lời của Novoselov, trên bề mặt của màn hình điện thoại còn lại những hạt bụi không trông thấy được, và chính nó chứa graphen.
"Nobel gia" đến 10-12 này sẽ đến Stockholm để lĩnh giải không tiết lộ những tinh tế của quy trình điều chế vật liệu của thế hệ mới. Ông chỉ lưu ý rằng để thí nghiệm thành công, cần phải có graphit thật tốt, nhất là graphit thiên nhiên và lớp đế rắn chắc.
Ông cho biết graphen – là các nguyên tử cacbon có cấu tạo độc đáo, nối với nhau nhờ cách cấu trúc của liên kết hoá học. Vật liệu này được coi như mịn nhất, đàn hồi nhất và cũng lại là một trong những vật liệu cứng nhất thế giới. Nhờ những tính chất phi thường ấy mà người ta gọi nó là vật liệu của thế hệ tiếp nối, có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao, trong số đó có điện tử học nano.

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại
Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới
Các thiên tài thường có tính cách rất quái dị. Một vài người trong số họ có những thói quen lập dị như sơn móng tay màu hồng, sống phiêu bạt, không ăn đậu,... để tìm kiếm tri thức và theo đuổi những ý tưởng vĩ đại.

Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?
"Vì sao gà mái có thể ấp ra gà con được? Ta có thể ấp ra gà con được không?"... Ồ kìa! Êđixơn đang nằm sấp trên đống rơm ấp gà con. Mọi người biết chuyện đều cười rũ rượi, và coi cậu là một đứa trẻ ngốc nghếch!

Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu
Leonardo da Vinci nổi danh với những bức họa độc đáo và vô giá trên thế giới. Tuy nhiên, ông còn được biết đến qua những bức vẽ giải phẫu học tỉ mỉ, hiếm hoi và vô cùng chính xác ở thời kỳ đó.

Thời thơ ấu của những thiên tài vĩ đại
Tác giả của những phát minh vĩ đại, những đóng góp to lớn cho lịch sử nhân loại. Newton, Einstein, Napoleon được cả thế giới biết đến như những người hùng thực sự. Tuy nhiên đằng sau sự tài năng đó, họ ẩn chứa những tuổi thơ bình dị hay khác thường mà chúng ta rất đáng tìm hiểu.

Sai lầm của một số vĩ nhân
Sự thay đổi nhanh chóng trong cuộc sống và sự nghiệp của Newton đương nhiên trở thành chủ đề đàm tiếu của người đương thời. Nhân vật anh hề trong một vở kịch đương thời đã nói: Ai chẳng biết đại danh của ngài Isaac! Thợ đúc tiền! Vĩ đại thật!...
